Chống Thấm BMT https://chongthambmt.com Công Ty Chống Thấm Dột Buôn Ma Thuột ✓ Xử Lý Triệt Để ✓ Bảng Báo Giá Chi Tiết ✓ Tư Vấn, Khảo Sát Miễn Phí. Giải Pháp Thi Công Chống Thấm Hiện Đại. Wed, 26 Apr 2023 08:46:15 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 https://chongthambmt.com/wp-content/uploads/2024/03/cropped-logo-32x32.jpg Chống Thấm BMT https://chongthambmt.com 32 32 Màng chống thấm HDPE là gì? Ứng dụng và phương pháp thi công https://chongthambmt.com/mang-chong-tham-hdpe-la-gi-ung-dung-va-phuong-phap-thi-cong/ https://chongthambmt.com/mang-chong-tham-hdpe-la-gi-ung-dung-va-phuong-phap-thi-cong/#respond Wed, 26 Apr 2023 08:46:13 +0000 https://chongthambmt.com/mang-chong-tham-hdpe-la-gi-ung-dung-va-phuong-phap-thi-cong/

Màng chống thấm HDPE là một loại vật liệu chống thấm được sử dụng trong các công trình bãi rác sinh hoạt, bãi rác công nghiệp, hệ thống xử lý nước thải, hồ nuôi trồng thủy sản,… Sản phẩm không chỉ dễ thi công mà còn có độ bền cao. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết rõ màng chống thấm HDPE là gì? Ứng dụng và phương pháp thi công của nó? Để giải đáp tất cả những thắc mắc này, chúng tôi xin đưa ra những chia sẻ cụ thể trong bài viết dưới đây.

Màng chống thấm HDPE là gì?

Màng chống thấm HDPE hay còn gọi là màng HDPE được hiểu đơn giản là một loại màng có chức năng ngăn cách chống thấm cho các công việc trong dân dụng hay công nghiệp.

Màng chống thấm HDPE có chứa 97.5% nhựa nguyên sinh và 2.5% còn lại là những chất ổn định nhiệt, cacbon, chất kháng tia UV và chất chống oxy hóa. Nhờ cấu tạo này mà màng chống thấm HDPE không độc hại, có độ bền cao (trên 20 năm).

Màng chống thấm HDPE

Lợi ích khi sử dụng màng chống thấm HDPE

Tính trơ lỳ và độ bền cao

Màng HDPE có khả năng trơ lỳ, không chịu ảnh hưởng bởi hóa chất, thậm chí là các loại axit, kiềm mạnh. Đồng thời không bị tác động của vi khuẩn, nấm mối và chống lão hóa cao do tác động của môi trường như thời tiết, khí hậu, nhiệt độ thất thường. Nhờ đó, kéo dài thời gian sử dụng, đồng thời tiết kiệm tối đa các chi phí phát sinh khác như bảo trì, sửa chữa…

Tiết kiệm chi phí thi công

Các vật liệu chống thấm như đất sét, xi măng… mất rất nhiều thời gian để thi công. Thay vào đó, khi sử dụng màng chống thấm HDPE, chủ đầu tư sẽ tiết kiệm một khoản tương đối về nhân công cũng như rút ngắn thời gian thực hiện.

Chất lượng được kiểm soát đồng nhất

Sản phẩm được sản xuất bởi hệ thống máy móc công nghệ tiên tiến, hiện đại hàng đầu thế giới. Toàn bộ quy trình sản xuất được kiểm soát, giám sát chặt chẽ bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành. Vậy nên đảm bảo sự đồng đều về chất lượng, đạt tiêu chuẩn cao. Không xảy ra tình trạng chênh lệch giữa các vùng trên cùng một sản phẩm hay các sản phẩm khác nhau.

Tính ứng dụng và linh hoạt cao

Màng HDPE có độ dày dao động trong khoảng 0.3 -3 mm. Chúng có khả năng chịu được lực kéo và độ co giãn cao. Do đó không dễ bị nứt vỡ hay chọc thủng bởi các ngoại vật như sỏi đá, cành cây.

Màng HDPE có thể thi công trên mọi địa hình, thậm chí là những nơi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hay địa hình phức tạp.

An toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường

Sản phẩm có thành phần 100% không chứa các chất độc hại. Không chỉ vậy, màng HDPE có khả năng kháng xâm thực của hóa chất, vi sinh vật và nấm mốc, đảm bảo tối đa môi trường sống trong lành, nguồn nước sạch bền trong. Nhờ đó hạn chế tối đa vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của dân cư.

Phương pháp sản xuất màng HDPE

Màng chống thấm HDPE được sản xuất theo công nghệ cán và đùn.

Màng chống thấm HDPE công nghệ cán

Màng HDPE được sản xuất theo công nghệ cán sẽ cho khổ rộng từ 7 – 8 mét, độ dày từ 0.25 – 3mm, được sử dụng phổ biến cho các công trình xử lý môi trường với quy mô diện tích lớn tư nhân và các công trình công của nhà nước.

Ưu điểm chính của phương pháp này chính là thi công với tốc độ rất nhanh do khổ rộng và chiều dài cuộn HDPE lớn sẽ tiết kiệm thời gian hàn kép chồng mí các tấm HDPE với nhau.

Độ bền của màng HDPE theo phương pháp cán đạt từ 25 năm trở lên.

Màng chống thấm HDPE công nghệ đùn

Ngược lại với công nghệ cán, màng chống thấm HDPE sản xuất theo phương pháp đùn có khổ rộng từ 5 – 6m, độ dày từ 0.15 – 1mm, chủ yếu được sử dụng trong các công trình nhỏ, đơn giản, không đòi hỏi cao về chất lượng.

Ưu điểm của màng chống thấm HDPE là nhẹ nên dễ dàng di chuyển giữa các địa hình công trình.

Tuổi thọ không cao do chất lượng màng kém hơn và độ dày màng HDPE mỏng hơn.

Ứng dụng của màng chống thấm HDPE

Màng HDPE được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng của màng chống thấm HDPE được dùng phổ biến hiện nay.

Trong xử lý chất thải công nghiệp

Chất thải công nghiệp là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất của nhà máy, xí nghiệp,.. Hầu hết chúng đều là chất thải gây nguy hại đến các sinh vật sống bên trong môi trường, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Vì vậy việc sử dụng màng chống thấm HDPE lót bãi rác là hết sức cần thiết.

Đối với các bãi rác công nghiệp nên sử dụng màng HDPE chống thấm có độ dày từ 1.5 – 2.5mm. Độ dày càng lớn thì khả năng chịu lực của màng chống thấm càng cao.

Do có sử dụng chất phụ gia kháng tia UV không bị hư hại khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên khi dùng màng HDPE để phủ lên mặt bãi rác sẽ ngăn mùi hôi thối, theo không khí lan ra bên ngoài, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, ngăn ngừa hiểm họa từ bãi rác.

Trong sản xuất và thu hoạch ruộng muối

Thay vì dẫn nước muối vào ruộng nền đất như trước đây, thì bây giờ muối được phơi trên các ô có lót màng HDPE. Nhờ đó, các hạt muối kết tinh to, đều, trắng, ít lẫn tạp chất. Sau khi thu hoạch cũng không cần dùng hóa chất tẩy trắng.

Nên sử dụng màng HDPE có độ dày 0,75mm-1,00mm bởi nó có độ bền cao, chịu được thời tiết nắng nóng, khả năng hấp thụ lượng nhiệt mặt trời tốt giúp cho quá trình bay hơi nước nhanh, kháng UV cao… Đồng thời, màng cũng đảm bảo độ dày và dẻo để ít bị rách khi thu hoạch. Có thể tái sử dụng màng HDPE cho các mùa vụ muối về sau.

Ruộng muối sử dụng màng HDPE lót có bề mặt màng láng nên dễ cào, giảm thiểu lượng muối tồn dư trên ruộng khi thu hoạch. Thời gian vệ sinh ruộng muối cũng được rút ngắn.

Như vậy, khi sử dụng màng HDPE quá trình sản xuất muối của người dân vừa đạt năng suất cao, vừa tiết kiệm thời gian, chi phí sản xuất nhưng chất lượng lại nâng cao hơn so với phương pháp truyền thống thông thường.

Trong các trang trại chăn nuôi

Màng HDPE thường dùng để lót đáy cho các trang trại chăn nuôi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong các hồ nước thải trong trang trại sẽ luôn chịu tác động liên tục của vi sinh vật và chất thải ra từ quá trình chăn nuôi, vì vậy bạn nên chọn loại màng HDPE có độ dày tầm 0.5mm, vừa có khả năng kháng sinh hóa.

Trong trường hợp dùng màng HDPE để phủ lên bên trên thì chọn loại có độ dày khoảng 1.5mm đối với trang trại lớn và 1.0mm đối với trang trại quy mô nhỏ,.

Trong hồ nuôi trồng thuỷ sản, tôm cá

Màng chống thấm HDPE được sử dụng trong ngành nuôi trồng thủy sản giúp tạo lớp ngăn cách giữa nước trong hồ nuôi với môi trường bên ngoài, ngăn không cho nước thấm ngược vào trong hồ nuôi, từ đó làm ổn định độ PH, nồng độ muối trong nước, ngăn mềm bệnh xâm nhập vào hồ, bảo vệ con giống khỏe mạnh.

Tôm cũng như thủy hải sản được nuôi trong lớp màng này ít bị bệnh do không tiếp xúc trực tiếp với đất, và nếu xảy ra bệnh thì cũng bị phạm vi nhỏ, không bị lây lan so với cách nuôi thủy hải sản thông thường.

Sản phẩm có sức chịu được áp lực cao, nhiệt độ môi trường từ bên ngoài, thời gian sử dụng lâu (có thể tái sử dụng màng HDPE tiếp tục cho các mùa vụ sau, tiết kiệm chi phí).

Ngoài ra, màng HDPE còn dùng trong nhiều mục đích khác như khai thác khoáng sản, nhà máy mía đường, chống thấm hầm ngầm, tích trữ nước…

Phương pháp thi công màng chống thấm HDPE

1. Chuẩn bị mặt bằng

Yêu cầu về mặt bằng của mỗi một dự án khác nhau sẽ có những điểm riêng, nhưng về cơ bản, mặt bằng công trình chuẩn bị thi công lót màng chống thấm HDPE cần đảm bảo:

  • Phải thiết kế hệ thống tiêu thoát nước (nước mưa hoặc nước ngầm) sẵn sàng vận hành phục vụ công tác thi công màng chống thấm.
  • Mặt bằng sạch sẽ, phẳng, không đọng vũng nước, nền đất chắc.
  • Nền đất không được có những vật sắc nhọn (đá dăm, sắt vụn, cành cây,…) hoặc các vật có hình dạng khác có thể gây ảnh hưởng tới màng chống thấm.

2. Thi công rãnh neo

  • Trước khi trải màng HDPE, một công việc quan trọng mà đội thi công cần làm trước là đào rãnh neo để chôn mép màng. Độ sâu và chiều rộng của rãnh neo cần được thi công theo thiết kế trên bản vẽ trong quy cách kỹ thuật.
  • Mép của màng khi tiếp xúc với rãnh neo phải không có những hình dạng lồi ra để tránh phá huỷ vật liệu. 
  • Sau đó nhà thầu đổ đất lên rãnh neo theo quy cách đã đưa vẽ ra trước đó. Việc đổ đất phải được tiến hành ngay sau khi trải màng chống thấm HDPE để tránh việc bắc cầu qua rãnh neo.

3. Thi công

Bước 1: Nhận mặt bằng đã đạt tiêu chuẩn.

Bước 2: Vận chuyển vật liệu từ nơi tập kết đến địa điểm thi công.

Bước 3: Trải màng chống thấm HDPE

Sau khi đặt cuộn đúng vị trí cần trải, nhà thầu sẽ sử dụng công nhân để tiến hành trải. Sau khi trải màng HDPE xong sẽ căn chỉnh đúng vị trí cũng như kéo căng tấm màng ra.

Sau khi căn chỉnh và kéo căng màng HDPE thì dùng bao tải đổ đất hoặc cát để cố định tấm HDPE dọc theo mép chồng mí để không di chuyển và chuyển sang công tác hàn màng.

Bước 4: Hàn màng chống thấm

Sau khi đã trải màng chống thấm, đội thi công sẽ tiến hành hàn để liên kết các tấm màng vào nhau bằng phương pháp nhiệt. Thông thường các mối hàn phải được thực hiện song song với mái dốc lớn nhất, tức là theo hướng dọc chứ không theo hướng ngang của mái dốc dẫn đến lật máy. 

Lưu ý: Phương pháp hàn thì có hàn nóng và hàn đùn.

Phương pháp hàn nóng thường được sử dụng hàn cho các tấm màng chống thấm liền kề, ít khi sử dụng để hàn vá hoặc hàn các chi tiết.

Phương pháp đùn chủ yếu sử dụng trong sửa chữa các lỗ thủng hoặc các lỗi và hàn các chi tiết đặc biệt.

Bước 6: Kiểm tra chất lượng mối hàn HDPE và bàn giao mặt bằng và chuyển giai đoạn.

Tổng kết

Trên đây là tất cả những thông tin về màng chống thấm HDPE. Hy vọng qua bài viết này của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn đọc đang tìm hiểu về chủ đề này.

]]>
https://chongthambmt.com/mang-chong-tham-hdpe-la-gi-ung-dung-va-phuong-phap-thi-cong/feed/ 0
Top 9 loại Sika chống thấm tốt nhất hiện nay và cách sử dụng https://chongthambmt.com/top-9-loai-sika-chong-tham-tot-nhat-hien-nay-va-cach-su-dung/ https://chongthambmt.com/top-9-loai-sika-chong-tham-tot-nhat-hien-nay-va-cach-su-dung/#respond Wed, 26 Apr 2023 08:46:06 +0000 https://chongthambmt.com/top-9-loai-sika-chong-tham-tot-nhat-hien-nay-va-cach-su-dung/

Chống thấm là hạng mục vô cùng quan trọng khi thi công các công trình xây dựng. Một trong những vật liệu chống thấm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Sika. Bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về Sika chống thấm, đồng thời phân tích hiệu quả và cách sử dụng của 9 loại Sika chống thấm tốt nhất.

Sika chống thấm là gì?

Sika chống thấm là hệ thống sản phẩm cao cấp được sản xuất bởi tập đoàn Sika AG Thụy Sỹ, có tác dụng chống thấm, chống nước và chống ẩm cho các hạng mục công trình như tầng hầm, sân thượng, nhà vệ sinh, bể nước, trần nhà, tường nhà,….

Tại Việt Nam, chống thấm Sika được cấp phép sản xuất và phân phối bắt đầu từ năm 1993, dưới hình thức doanh nghiệp đầu tư 100% vốn nước ngoài. Thương hiệu chống thấm Sika được người tiêu dùng Việt Nam tin dùng cho đến ngày ngay, bởi những yếu tố như khả năng chống thấm tốt, dễ dàng thi công và có độ bền cao với thời gian.

Hiện nay, phần lớn các công trình xây dựng tại Việt Nam đều sử dụng các sản phẩm chống thấm của Sika. Ở mỗi hạng mục khác nhau, Sika đều có sản phẩm phù hợp với vật liệu riêng biệt để phù hợp với hạng mục đó.

Tham khảo thêm: Các loại sơn chống thấm ngoài trời tốt nhất 2021

9 loại Sika chống thấm tốt nhất và cách sử dụng

Sika Latex

1. Khái niệm

Sika Latex là một loại nhũ tương cải tiến, dùng để trộn với xi măng hoặc vữa (hỗn hợp của xi măng – cát) để tăng khả năng đàn hồi, kết dính và khả năng chống thấm. Sika Latex phù hợp với những bề mặt thường xuyên tiếp xúc với nước.

2. Ưu điểm của Sika Latex

  • Khả năng kết dính tuyệt hảo, co giãn tốt, chịu áp lực tốt.
  • Tiết kiệm, giảm thiểu sự co ngót khi sử dụng.
  • Thích hợp cho các lớp vữa trát tiếp xúc với nước uống vì tính lành, không độc.

3. Ứng dụng

  • Có thể sử dụng để trát sàn hoặc kết nối lớp bê tông cũ và mới.
  • Sika Latex đóng vài trò là lớp kết nối, kết dính các lớp vữa trát, tăng tính đàn hồi và giúp giảm thiểu tình trạng hình thành các vết nứt.
  • Dùng để dặm, vá những nơi bị nứt.

4. Định mức

  • 0,25 lít cho 1m2 cho lớp kết nối dày 2 mm. Tỉ lệ chất kết nối trong việc pha hồ dầu kết nối phủ bề mặt 4 m2 là: 1 lít Sika Latex + 1 lít nước + 4kg xi măng.
  • 1 lít cho 1 m2 vữa cán sàn, trát tường dày 2cm.

5. Thông số sản phẩm 

  • Dạng/Màu: Lỏng/Trắng.
  • Đóng gói: Thùng 5/25/200 lít.
  • Lưu trữ: Nơi khô mát, có bóng râm.
  • Thời hạn sử dụng: Tối thiểu 6 tháng nếu lưu trữ đúng cách trong bao bì nguyên chưa mở.

6. Quy trình thực hiện 

Bước 1: Cho xi măng vào trong hỗn hợp Latex – Nước đã được trộn sẵn. Tiếp đó, hãy trộn cho đến khi đạt được độ sệt, đều màu như kem (Tỷ lệ trộn: 1 lít Latex + 1 lít nước + 4 kg xi măng = hồ dầu kết nối).

Thi công lớp hồ dầu kết nối Latex với chiều dày 1-2 mm lên trên bề mặt đã được làm ướt trước và đổ bê tông mới hoặc trát lớp vữa ngay lập tức ngay khi lớp kết nối vẫn còn ướt.

Bước 2: Lớp vữa trát sàn

Tỷ lệ trộn:

Xi măng: cát = 1 : 2.5 =3 (theo khối lượng, cát trong điều kiện SSD)

Xi măng: cát = 1: 3 = 3.7 (theo thể tích, cát trong điều kiện SSD)

Điều chỉnh độ sệt bằng hỗn hợp nước và Sika Latex bằng cách sử dụng tỷ lệ giữa Sika Latex : Nước = 1:3

7. Lưu ý khi sử dụng Sika Latex

  • Không bao giờ dùng hỗn hợp Sika Latex với nước làm chất kết nối mà không thêm xi măng.
  • Nếu thời tiết ẩm hoặc gió cần phải tiến hành các biện pháp bảo dưỡng thông thường để tránh vữa bị khô quá sớm.
  • Luôn luôn bão hòa bề mặt hút nước nhưng không để đọng nước.
  • Trong trường hợp sử dụng cho kết cấu luôn luôn ướt (bể nước, hồ bơi…) phải để lớp vữa Latex khô 1 tuần trước khi đưa kết cấu vào sử dụng hoặc cho kết cấu ngập trong nước vĩnh viễn.
  • Đặc biệt, Sika Latex có thể gây dị ứng, cần tiến hành các biện pháp cẩn trọng thích hợp để giảm tối thiểu việc tiếp xúc với da. Nếu sản phẩm văng vào mắt hoặc màng nhầy, trước tiên rửa bằng nước sạch và đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Sikatop Seal 107

1. Khái niệm

Sikatop Seal 107 là vữa gốc xi măng polyme cải tiến 2 thành phần để chống thấm bảo vệ đàn hồi bên trong và bên ngoài nhà, ngăn cản sự thấm nước.

2. Ưu điểm

  • Các thành phần được chế tạo sẵn.
  • Dễ trộn và dễ thi công, độ kết dính tốt.
  • Có độ sệt như hồ dầu, có thể thi công bằng bay hoặc phun.
  • Không thấm nước, không độc, không ăn mòn.
  • Là lớp cản hiệu quả chống lại quá trình cacbonat hóa.

3. Ứng dụng

  • Sikatop Seal 107 được dùng để chống thấm: bể nước uống, sân thượng – tầng hầm – ban công, tường chắn, cầu hoặc được dùng để trám các vết nứt chân chim, không phải là các vết nứt đang phát triển.

4. Định mức

  • Dùng chống thấm cho phòng tắm, sân thượng, ban công: 1.5 kg/m2/lớp
  • Chống thấm cho những nơi có áp lực nước lên đến 1 m: 1.5 kg/m2/lớp
  • Chống thấm cho những nơi có áp lực nước trên 1 m hoặc chống sương giá: 2.0 kg/m2/lớp.
  • Luôn luôn thi công hai lớp.

=> Lưu ý: Đối với những nơi thấm nước trầm trọng có thể cần thi công 3 lớp.

5. Thông số sản phẩm

Sikatop Seal 107 gồm hai thành phần: Thành phần A: Chất lỏng màu trắng; Thành phần B: Bột màu xám.

Đóng gói: 25kg/bộ (A + B).

Lưu trữ: Nơi khô mát có bóng râm.

Thời hạn sử dụng: Tối thiểu 1 năm nếu lưu trữ đúng cách trong thùng nguyên chưa mở.

6. Quy trình thực hiện 

Bước 1: Làm ẩm bề mặt chống thấm

  • Việc đầu tiên mà bạn cần phải làm chính là làm sạch bề mặt chống thẩm để loại bỏ hết bụi bẩn các tạp chất và vôi vữa xuất hiện xung quanh. Sau đó cung cấp nước để bề mặt được hút nước đến tình trạng bão hòa nhất tuyệt đối hãy nhớ là không được cung cấp quá nhiều nước, nhiều nước khiến cho bề mặt bị đọng ứ không thể thi công được.

Bước 2:

  • Cho từ từ thành phần A vào thành phần B theo tỷ lệ 1:4. Sau đó dùng khoan trộn điện tốc độ thấp quấy đều từ 3 – 5 phút.
  •  Lớp thứ nhất dùng chổi hoặc bay quét đều lên bề mặt bê tông chống thấm với mật độ tiêu thụ 2kg/m2/lớp.
  • Lớp thứ hai và thứ ba tiến hành quét tương tự như lớp thứ nhất thời gian khoảng cách thời gian để quét mỗi lớp là sau 3 – 4 giờ.
  •  Dùng bay hoàn thiện bề mặt và dùng xốp làm đẹp bề mặt.

7. Lưu ý khi thi công 

  • Sikatop Seal 107 có gốc xi măng nên mang tính kiềm. Trong quá trình thi công cần cẩn trọng để giảm thiểu tiếp xúc với da. Trong trường hợp Sikatop Seal 107 văng vào mắt, cần lập tức rửa bằng nước sạch và đến gặp bác sĩ ngay.

Sikaproof Membrane

1. Khái niệm

Sikaproof Membrane được biết đến là một dạng màng chống thấm thể lỏng, được cấu tạo từ bitum polyme cải tiến, gốc nước. Sikaproof Membrane được dùng để thi công nguội trong quy trình chống thấm tường, sàn mái, ban công, tầng hầm…

2. Ưu điểm

  •  Dễ thi công, có thể sử dụng chổi quét hoặc bình phun, xịt.
  • Thời gian khô nhanh chỉ khoảng 1- 4 giờ, khi khô tạo lớp phủ bền vững, đàn hồi, linh hoạt.
  • Có khả năng thẩm thấu tạo màng kết nối tuyệt hảo. Mọi vết nứt, mao mạch đều được bịt kín.
  • Có thể sử dụng cho chống thấm công trình cũ, mới.
  • Không chứa dung môi và các thành phần hóa chất độc hại.
  • Không có mùi, không bị dính tay khi sử dụng.

3. Ứng dụng

  • Sikaproof Membrane thường được lựa chọn làm lớp phủ chống thấm cho bề mặt ngoài của: Bề mặt bê tông và vữa trát, sàn mái phẳng, ban công, tầng hầm hoặc chống thấm cho tường.

4. Định mức

  • Lớp lót: 0.2 – 0.3 kg/m2
  • Lớp phủ: 0.6 kg/ m2 mỗi lớp (2.0 kg/m2 cho độ dày ~ 1.1mm sau khi khô)
  • Khối lượng thể tích: 1 kg/lít (Sikaproof Membrane thường được đóng thùng 18 lít). Hàm lượng rắn: 53 – 58%.

5. Thông số sản phẩm

Dạng/màu: Lỏng, đặc/đen (khi đã khô)

Lưu trữ: Nơi khô mát, có bóng râm (nhiệt độ lưu trữ từ +5ºC đến 35ºC).

Thời hạn sử dụng: Tối thiểu 1 năm nếu lưu trữ đúng cách trong thùng nguyên chưa mở.

6. Quy trình thực hiện chống thấm 

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Bề mặt nền phải sạch, đặc chắc và không bị đọng nước và không bị nhiễm các chất như dầu nhờn, hợp chất bảo dưỡng và bụi bề mặt.

Bước 2: Trộn lớp lót

  • Thêm 20-50% nước vào Sikaproof Membrane và trộn đều. Dùng cọ hay bình phun phủ một lớp lót lên bề mặt. Mật độ thi công khoảng 0.2 – 0.3 kg/m² cho lớp lót. Trong trường hợp nền xốp và có độ thẩm thấu cao, phải làm ướt bề mặt trước. Tránh để đọng nước.

Bước 3: Thi công

  • Thi công Sikaproof Membrane lên bề mặt sạch và đã được quét lót bằng cọ hoặc bình phun. Để cho lớp lót khô hoàn toàn (khoảng 2-3 giờ ở 30 độ C) sau đó thi công lớp thứ nhất Sikaproof Membrane dày nguyên chất với mật độ tiêu thụ khoảng 0.85 kg/m². 
  • Chờ các lớp khô mặt trước khi thi công các lớp kế tiếp. Để chống thấm nên thi công 2 – 3 lớp.

7. Lưu ý khi thi công 

  • Vì Sikaproof Membrane không kháng tia tử ngoại trong thời gian dài nên các bề mặt lộ thiên (như mái phẳng) phải được bảo vệ (như sơn phản chiếu hoặc trát vữa bảo vệ).
  • Không sử dụng sản phẩm làm bề mặt chịu sự đi lại trực tiếp.
  • Không được pha loãng với dung môi.
  • Khi đã mở thùng, nên sử dụng hết sản phẩm.

Tham khảo thêm: Dịch vụ chống thấm sân thượng

Sika® Waterproofing Mortar

1. Khái niệm

Sika Waterproofing Mortar là vữa chống thấm gốc xi măng dạng bột màu xám. Sau khi đem bột trộn với nước sẽ được một hỗn hợp như hồ dầu với sệt đồng nhất, được thi công lên trên các bề mặt bê tông hoặc sắt thép chờ, để chống lại sự thẩm thấu của nước, sương giá.

2. Ưu điểm

  • Khả năng kết dính tốt với bề mặt bê tông đặc một cách chắc chắn.
  • Dễ sử dụng trong pha trộn thành phần với nước cũng như dễ dàng thi công vật liệu.
  • Khả năng bám dính cao vào bề mặt phủ, sắt thép chờ,…

3. Ứng dụng

  • Sika® Waterproofing Mortar được sử dụng để ngăn chặn những lỗ trống trong cấu trúc bê tông ở sân thượng, ban công, tường ngăn và những nơi thường xuyên tiếp xúc với nước như phòng vệ sinh, hồ bơi, bể nước.

4. Định mức

  • Định mức sử dụng từ 2 – 3kg/m, tuỳ thuộc vào cấu trúc bề mặt thi công và độ bảo vệ yêu cầu cần thiết.
  • Thường được thi công tối thiểu 2 lớp với tỷ lệ pha trộn là 1,25 lít nước mỗi bao.

5. Thông số sản phẩm

Đóng gói: 5 kg, 25 kg.

Dạng bột: Màu xám

Điều kiện bảo quản: Khô, tránh ẩm

Thời hạn sử dụng: 6 tháng khi bao bì còn nguyên vẹn

6. Quy trình thực hiện chống thấm

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Bề mặt nền bê tông hay vữa xi măng phải sạch, đặc chắc và không đọng nước và không nhiễm các chất làm bẩn bề mặt như dầu nhờn, hợp chất bão dưỡng và bụi bề mặt.

Bước 2: Trộn vữa chống thấm

  • Cho một lượng nước đã được định lượng trước vào một thùng trống. Trong khi trộn cho từ từ vữa Sika waterproofing mortar vào cho đến khi đạt được hỗn hợp đồng nhất.
  • Sử dụng cần trộn điện tốc độ chậm sẽ đạt kết quả tốt nhất.

Bước 3: Thi công

  • Sử dụng con lăn, chổi quét sợi làm từ nhựa tổng hợp có độ cứng vừa phải
  • Làm sạch bề mặt thi công lớp thứ nhất (khi đã khô) trước khi thi công lớp thứ hai.
  • Lặp lại bước thứ hai.
  • Thời gian chờ thi công tối đa giữa 2 lớp là 24 giờ

Sika Multiseal

1. Khái niệm

Sika Multiseal là băng keo tự dính gốc Bitum cải tiến từ gốc cao su phủ lớp phôi nhôm mỏng. Được dùng để dán chống thấm, trám kín, sửa chữa chống lại sự xâm nhập của nước và khí Sika Multiseal giúp ngăn chặn sự rò rỉ bên trong và bên ngoài các công trình nhà ở.

2. Ưu điểm

  • Làm từ chất bultin công nghệ mới nhất.
  • Lớp keo dày, độ bám dính cao không bong tróc.
  • Cách nhiệt và chịu nhiệt tốt, đặc biệt chống thấm nước cực tốt.
  • Kết dính tốt trên nhiều loại vật liệu.
  • Không gây độc hại – Thân thiện với môi trường.
  • Lợi ích về kinh tế tốt, dễ thi công ngay cả trong điều kiện nhiệt độ thấp.

3. Ứng dụng

  • Sản phẩm được thiết kế chống thấm dột nên sử dụng được trên nhiều các vật liệu khác nhau như tường nhà nứt, mép gạch hở, mạch ghép kính, bệ cửa sổ, mép mái ngói – mái tôn thủng dột, góc tường, chậu thủng, ống nước…

4. Định mức

  • Không có quy định cụ thể, định mức tuỳ theo chiều dài bề mặt cần chống thấm.

5. Thông số sản phẩm 

Dạng băng cuộn

Màu sắc sản phẩm: Mang hai màu khác nhau với mặt trên được phủ lớp phôi nhôm có màu xám mờ hoặc màu nâu đỏ. Mặt dưới là băng trám kín phủ lớp bitumen màu đen tự kết dính có màng bảo vệ có thể tháo ra dễ dàng.

Dung tích đóng gói: Sika Multiseal có nhiều kích cỡ: 3 m x 100 mm, 10 m x 75 mm, 10 m x 200 mm.

Điều kiện bảo quản: Lưu trữ nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời, nhiệt độ từ 50 độ C đến 250 độ C.

Hạn sử dụng 12 tháng.

6. Quy trình thực hiện chống thấm

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Bề mặt thi công phải đặc chắc, khô ráo và sạch. Bụi bẩn, chất tháo ván khuôn, cặn xi măng, sơn, rỉ sét, các vật liệu bám dính trên bề mặt phải loại bỏ.

Bước 2: Nhiệt độ bề mặt

  • Nhiệt độ môi trường: thấp nhất là +50 độ C và cao nhất là +400 độ C.
  • Nếu nhiệt độ dưới 100 độ C thì băng trám kín và bề mặt phải được làm nóng lên trước và trong suốt quá trình thi công (nên sử dụng dụng cụ làm nóng bằng khí)

Bước 3: Thi công

  • Cắt băng trám kín theo các chiều dài yêu cầu, tháo màng bảo vệ
  • Dùng con lăn sơn ấn mạnh lên bề mặt với một lực thích hợp.
  • Mối nối phải được chồng lên nhau tối thiểu 5 cm.

7. Lưu ý khi sử dụng

  • Không thích hợp cho việc trám kín chống lại áp lực nước.
  • Do Sika Multiseal có sử dụng lớp bitumen nên sẽ che phủ màu của các lớp sơn phủ, nhựa và đá tự nhiên.
  • Không được dán trên bề mặt có nhiệt độ < 10 độ C, không dán trên bề mặt ẩm ướt.
  • Không để keo tiếp xúc với acid hoặc alkaline.

Sikalastic 450

1. Khái niệm

Sikalastic 450 là sản phẩm một thành phần, dễ thi công có công thức đặc biệt dựa trên gốc polyurethane (PU). Sikalastic 450 là dạng lỏng một thành phần, tạo màng phủ không thấy vết nối cho mái che và các kết bê tông ở nơi mà không có sự đi lại và có thể sử dụng như một màng chống thấm.

2. Ưu điểm

  • Độ đàn hồi cao.
  • Bề mặt mịn.
  • Hàn gắn vết nứt trên bề mặt công trình.
  • Chống sự đâm xuyên của rễ cây.
  • Dễ thi công và thực hiện.
  • Tiết kiệm chi phí.

3. Ứng dụng

  • Những nơi ẩm ướt như sàn, tường nhà vệ sinh.
  • Sàn sân thượng và ban công cần có lớp bảo vệ.
  • Có thể thi công trên bê tông, gạch, xi măng, amiang, mái ngói tấm lợp phớt…

4. Định mức

  • Thi công tại khu vực ẩm ướt sử dụng từ 0.25 – 0.3 kg/m2

5. Thông số sản phẩm

Dạng/Màu: Chất lỏng/Màu trắng hoặc đỏ gạch.

Đóng gói: 7kg, 21kg/thùng.

Điều kiện lưu chữ: Trong điều kiện bảo quản thích hợp bao bì còn niêm phong chưa mở ở điều kiện khô ráo trong khoảng nhiệt độ từ 5 – 30 độ C.

Thời hạn sử dụng: 9 tháng kể từ ngày sản xuất.

6. Quy trình thực hiện chống thấm

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Bề mặt cần phải đặc chắc, được làm sạch bụi, dầu mỡ và những tạp chất khác. Bề mặt chống thấm phải tương đối phẳng nếu có sự lồi lõm phải tiến hành trám vá.

Bước 2: Trộn vật liệu chống thấm

  • Trước khi thi công bạn nên khuấy trộn đều Sikalastic 450 trong vòng 3 phút để sản phẩm đều , tránh thời gian  trộn quá lâu để giảm sự lôi cuốn khí vào sản phẩm. Chỉ dùng máy khuấy điện có tốc độ thấp.

Bước 3: Thi công

  • Dùng chổi (cọ có lông dày), con lăn hay thiết bị phun để tiến hành thi công. Đối với những bề mặt thẳng đứng hoặc nghiêng để chống chảy xuống. 
  • Thi công lớp thứ hai khi lớp thứ nhất đã hoàn toàn khô.

7. Lưu ý khi sử dụng

  • Không nên khuấy quá nhiều sơn chống thấm Sikalastic 450 với dung môi. Vì sản phẩm có thể bị đông cứng hoặc vón cục.
  • Không được để cho sản phẩm lỏng Sikalastic 450 bị nung nóng bởi ánh sáng trực tiếp từ mặt trời hoặc các nguồn nhiệt khác.
  • Không thích hợp ở những nơi bị ngâm vào nước thường xuyên.
  • Sử dụng đồ bảo hộ khi thi công, tránh để sơn văng vào da và mắt gây dị ứng, mẩn đỏ.
  • Nên quét từ 2-3 lớp lên bề mặt công trình. Thay đổi hướng mỗi lần quét lớp mới. Đảm bảo độ rộng của các lớp từ 30-50mm.
  • Trong các trường hợp để phủ lên chỗ nối, khớp nối hoặc chỗ nối chồng lên nhau của các tấm phủ gốc nhựa đường (bitum) thì dùng các băng phủ Sikalastic-120 Fleece để tăng thêm độ dày.

Sika Lite

1. Khái niệm

Sika Lite là hợp chất chống thấm dạng lỏng màu nâu, được chế tạo sẵn có thể sử dụng ngay. Sika Lite kết hợp với vữa xi măng – cát giúp trám các mao dẫn và các lỗ hổng trong bê tông.

2. Ưu điểm

  • Giảm sự hút nước.
  • Tăng tính chống thấm.
  • Tăng tính thi công.
  • Không độc hại.
  • Không có Clorua.

3. Ứng dụng

  • Sika Lite được sử dụng để tăng tính chống thấm cho lớp vữa tô trát.
  • Trám kín mao dẫn của bê tông, lỗ hổng của gạch xây.
  • Thi công chống thấm, giảm sự hút nước.

4. Định mức

  • Trường hợp trộn vữa tô trát, sử dụng Sika Lite theo định mức 1-2% theo khối lượng của xi măng.

5. Thông số sản phẩm

Dạng/Màu: Dung dịch/Nâu

Đóng gói: Thùng 5/25/200 lít.

Bảo quản nơi khô mát, có bóng râm.

Thời hạn sử dụng: Tối thiểu 12 tháng nếu lưu trữ đúng cách trong bao bì nguyên chưa mở.

6. Quy trình thực hiện chống thấm

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Bề mặt bê tông phải được làm nhám 100% bằng cách đục, dùng bàn chải sắt, thổi nhám bằng cát, …Các cốt thép nhô ra, ống nối, chỗ nối khác phải được cắt bỏ. 
  • Những chỗ bị rỉ phải được trám lại bằng Sika 102 trước khi thi công lớp kết nối. 
  • Cần sử dụng lớp kết nối như chất kết nối chống thấm Sika ( nước, Sika Latex, xi măng).

Bước 2: Trộn vật tư

Loại vữa Mác vữa

Xi măng

(kg)

Cát

(m3)

Sika lite

( kg)

Vữa xi măng cát vàng

( Modul >2)

50 213 1.15 2.13-4.26
75 296 1.12 2.96-5.92
100 385 1.09 3.85-7.7

Xi măng cát đen

(Module=1.5-2.0)

50 230 1.12 2.3-4.6
75 320 1.09 3.2-6.4
100 410 1.05 4.1-8.2

 

Bước 3: Thi công

  • Sau khi trộn 1-2% Sika lite theo trọng lượng của xi măng vào vữa có độ sệt có thể thi công bằng bay, thi công lớp vữa trát Sikalite trong khi lớp kết nối vẫn còn ướt.
  • Thi công mỗi lớp với độ dày 6-10mm và hoàn thiện bằng bay gỗ.
  • Tốt nhất nên thi công lớp thứ hai khi lớp thứ nhất bắt đầu đông cứng (thông thường 4-5 giờ)

7. Lưu ý khi sử dụng

  • Sika Lite là sản phẩm có thể gây dị ứng, cần sử dụng đồ bảo hộ để giảm thiểu việc tiếp xúc với da.
  • Nếu sản phẩm văng vào mắt hoặc màng nhầy, rửa bằng nước sạch và đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Sika RainTite

1. Khái niệm

Sika RainTite là hợp chất chống thấm đàn hồi kháng UV dạng sệt gốc Acrylic chịu được thời tiết và bám dính tốt với nhiều loại bề mặt vật liệu.

2. Ưu điểm

  • Chịu được thời tiết và kháng tia UV, tia cực tím.
  • Dễ sử dụng và thi công.
  • Không dùng lớp lót.
  • Bám dính tốt với nhiều loại vật liệu.
  • Tính đàn hồi tốt.
  • Không độc.
  • Không thúc đẩy sự phát triển rêu, nấm.

 3. Ứng dụng

Sika RainTite dùng để chống thấm cho những vị trí:

  • Sàn mái bê tông.
  • Bề mặt hoàn thiện.
  • Trám khe mối nối và trám ốc vít cho nhiều loại mái (gạch, Amiang, tôn kẽm…)
  • Các chân tường trên mái.
  • Tường ngoài.

4. Định mức

  • Không sử dụng lớp gia cường: ~ 0.6 – 0.7kg/m2
  • Dùng lớp gia cường kết hợp: ~ 2.0 – 2.4kg/m2
  • Độ dày sau khi khô: 1.0 – 1.2mm (dùng lớp gia cường).

5. Thông số sản phẩm

  • Màu sắc: trắng, xám.
  • Thời gian khô: 2 – 3 giờ, tùy thuộc vào điều kiện môi trường
  • Kháng thời tiết: không thay đổi sau 3.000 giờ
  • Hạn sử dụng 1 năm nếu được bảo quản đúng trong bao bì kín chưa mở và tránh ánh nắng mặt trời.
  • Đóng gói: 20kg/1thùng.

6. Quy trình thực hiện chống thấm

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt 

  • Bề mặt thi công phải sạch, đông cứng hoàn toàn. Loại bỏ tất cả các mảnh vụn . . . trên bề mặt bằng bàn chải sắt. Đối với bề mặt kim loại phải không bị rỉ.

Bước 2: Thi công 

  • Dùng màng kết hợp: – Sikalastic feece 120
  • Thi công lớp phủ chống thấm ( 0.8 – 1.0kg/m2) Sika RainTite bằng cọ quét hay Rulo.
  • Dán chặt lớp gia cường Sikalastic feece 120 dính vào lớp thứ nhất khi lớp này còn ướt. Phải chắc chắn lớp gia cường Sika RainTite được dính chặt và không có bọt khí bên dưới cũng như nếp gấp. Mối nối phải được chồng lên tối thiểu 50mm.
  • Thi công lớp thứ hai ( 0.8 – 1.0kg/m2) phủ đều trên toàn bề mặt ngay khi lớp thứ nhất còn ướt.
  • Khi bề mặt vừa khô, thi công lớp hoàn thiện ( 0.4kg/m2). Bảo dưỡng tránh mưa cho đến khi khô hoàn toàn.

 7. Lưu ý khi sử dụng

  • Nhiệt độ bề mặt cũng như nhiệt độ môi trường phải từ 5 – 35 độ C trong suốt quá trình thi công.
  • Không thi công khi trời sắp mưa.
  • Không nên thi công vữa trên lớp Sika RainTite.
  • Không để nước đọng trên bề mặt Sika RainTite

Sika Bituseal T130SG

1. Khái niệm

Sika Bituseal T130SG là màng bi tum dạng tấm mỏng được gia tăng cường độ bằng polyester dùng để chống thấm các hạng mục công trình theo phương pháp khò nóng.

2. Ưu điểm

  • Kháng lão hóa tốt.
  • Chịu được sự thay đổi của thời tiết.
  • Chịu được lực căng và lực xé tốt.
  • Độ ổn định kích thước cao.
  • Có thể uốn dẻo ở nhiệt độ thấp.
  • Dễ dàng thi công bằng phương pháp thổi hơi nóng.

3. Ứng dụng

  • Chống thấm và ngăn ẩm cho mặt ngoài tường tầng hầm.
  • Chống thấm cho tường chắn.
  • Chống thấm cho mái bằng dưới lớp gạch bảo vệ.
  • Chống thấm cho ban công và sân thượng dưới lớp gạch bảo vệ.

4. Định mức

  • Sika Bituseal T130SG là từ 1,1 đến 1,2 m2 màng cho 1 m2 bề mặt chống thấm.

5. Thông số sản phẩm

Màu: Đen

Đóng gói: Kích thước cuộn: 1m x 10m

Trọng lượng: 3.6 Kg/m²

Hạn sử dụng:  4 năm kể từ ngày sản xuất

Lưu trữ trong điều kiện khô ráo, nhiệt độ từ 50 – 350 độ C.

Sản phẩm phải được giữ nguyên trong bao bì, các cuộn phải được để nằm ở nơi thoáng mát, phải được che phủ tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, mưa, băng tuyết.

6. Quy trình thi công

Bước 1: Vệ sinh mặt chống thấm

  • Dùng máy cắt, cắt hết những râu thép trên bề mặt bê tông.
  •  Dùng máy trà và máy đục vệ sinh đục sạch những mảng vữa trên bề mặt bê tông và tạo độ phẳng tốt cho công tác khò chống thấm.
  • Dùng máy nén khí và máy hút bụi hút và thổi sạch bụi khỏi khu vực chống thấm.

Bước 2: Quét lớp kết nối

  • Sau khi đã vệ sinh sạch bề mặt chống thấm ta tiến hành phun hoặc quét lớp kết nối lên bề mặt bê tông bằng vật liệu BC Bitumen Coating với định mức 1kg/5m2.
  • Sau khi lớp tạo dính kho ta tiến thành thi công khò dán màng chống thấm Sika Bituseal T130SG.

Bước 3: Khò dán màng chống thấm

  • Kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi dán để bảo đảm bề mặt dán phải được úp xuống dưới.
  • Đặt các cuộn vào vị trí cần chống thấm và trải ra để chuẩn bị khò dán và chuẩn bị các dụng cụ đèn khò thổi lên các vị trí gấp mép và các điểm nối.
  • Dán chồng mép của lớp chống thấm trước lên mép chống thấm sau khoảng 50mm. Dùng đèn khò mini khò chặt các mép dán chồng.
  • Sau đó cuốn ngược lại nhưng không được làm thay đổi các hướng đã định, rồi từ từ trải ra và bắt đầu dính.

7. Lưu ý khi sử dụng

  • Khi thi công Sika Bituseal T130SG cần trang bị các quần áo bảo hộ như bao tay, mắt kính bảo hộ.
  • Tuyệt đối tránh hít phải khí ga.
  • Phải tuyệt đối cẩn thận với nhiệt độ tỏa ra khi đốt vật liệu bitumen bằng gas vì dễ phát sinh hỏa hoạn.
  • Khi tiến hành thi công cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của phòng cháy chữa cháy của địa phương.

Cách vệ sinh chống thấm

Với từng địa điểm khác nhau thì cách làm sạch cũng vì thế mà có sự khác biệt:

Bề mặt xi măng

Kiểm tra kỹ bê tông, với các bề mặt dạng đứng thì nên dùng búa đập nhẹ nhằm xem độ nén của chúng như thế nào.

Hãy dùng bàn xoa gỗ cùng với thước sắt nhằm làm sạch nền của bê tông một cách tốt nhất.

Sử dụng Sika Latex nhằm giúp bề mặt được bằng phẳng, trơn tru hơn.

Mọi chỗ trên bề mặt cần phải đồng nhất, không có những lỗ rỗng hay bị rỗ.

Bề mặt gạch và đá

Bạn cần vệ sinh sạch để làm sao làm khô mặt của gạch đá nhanh nhất.

Mạch của vữa phải thật chắc chắn, bằng phẳng.

Bề mặt gỗ   

Gỗ hay gỗ dùng trong nhà cần được vệ sinh để luôn ổn định, có độ kết dính chắc nhất, bề mặt gỗ đảm bảo không dính dầu nhớt.

Bề mặt kim loại      

Loại bỏ hết bụi bẩn và những mảng oxy hóa, mài thật nhẵn để mặt sáng, tươi hơn.

Dùng bàn chải nhằm làm sạch những hạt xỉ do kim loại gây nên.

Một số lưu ý khi sử Sika chống thấm

Mua sản phẩm chính hãng từ những nhà phân phối uy tín để tránh mua phải hàng giả hàng nhái.

Lựa chọn đúng chủng loại sản phẩm cho hạng mục cần chống thấm. Nếu không tự chọn được hãy liên hệ với chuyên gia chống thấm để có được sự tư vấn chính xác nhất.

Thực hiện thi công theo hướng dẫn trên bao bì. Nếu cần thêm thông tin về sản phẩm cũng như quy trình thi công cần liên hệ với nhà sản xuất hoặc nhà phân phối để được hỗ trợ.

Sau khi thi công xong phải dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ các công cụ dụng cụ, tránh để sản phẩm dính trực tiếp vào người hoặc lên các vật dụng khác.

Tổng kết

Có thể thấy, mỗi sản phẩm Sika chống thấm trên đây đều có công dụng chống thấm và trám các vết nứt vô cùng hiệu quả. Do đó, dựa vào tình trạng công trình, nhu cầu sử dụng, bạn có thể chọn cho mình những sản phẩm Sika phù hợp nhất để thi công và đạt kết quả như mong đợi.

]]>
https://chongthambmt.com/top-9-loai-sika-chong-tham-tot-nhat-hien-nay-va-cach-su-dung/feed/ 0
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh đúng kỹ thuật, hiệu quả https://chongthambmt.com/quy-trinh-chong-tham-nha-ve-sinh-dung-ky-thuat-hieu-qua/ https://chongthambmt.com/quy-trinh-chong-tham-nha-ve-sinh-dung-ky-thuat-hieu-qua/#respond Wed, 26 Apr 2023 08:45:59 +0000 https://chongthambmt.com/quy-trinh-chong-tham-nha-ve-sinh-dung-ky-thuat-hieu-qua/

 Với đặc thù thường xuyên ẩm ướt do phải tiếp xúc với nguồn nước hàng ngày, nhà vệ sinh cần phải được chống thấm kỹ lưỡng để giữ cho kết cấu công trình được bền lâu. Bài viết hôm nay, Công ty Chống thấm Thành Tâm sẽ giới thiệu đến các bạn quy trình chống thấm nhà vệ sinh đúng kỹ thuật, đảm bảo hiệu quả chống thấm dột triệt để.

Các hạng mục cần kiểm tra để đảm bảo quy trình chống thấm nhà vệ sinh phát huy hiệu quả tốt

Trước khi tiến hành chống thấm nhà vệ sinh, các bạn cần phải kiểm tra lại các hạng mục sau đây để đảm bảo hiệu quả chống thấm được tốt nhất.

Cống thoát nước sàn

Đây là 1 trong những vị trí dễ bị thấm dột nhất. Nếu trong quá trình thi công, miệng cống không được xử lý tốt thì lâu ngày sẽ xảy ra tách lớp, co ngót gây hiện tượng thấm nước.

Hệ thống đường ống nước 

Nếu hệ thống đường ống nước bị rò rỉ, nứt vỡ sẽ khiến nước chui qua các khe nứt này, thấm vào tường, sàn nhà dẫn đến tình trạng thấm dột, làm hư hỏng kết cấu công trình.

Mặt sàn nhà vệ sinh

Hầu hết nhà vệ sinh hiện nay đều được ốp gạch mặt sàn. Nhưng nếu gạch không được ốp kín hoặc độ dốc của sàn không đảm bảo cho nước thoát nhanh sẽ gây ra tình trạng đọng nước, gây thấm dột.

Kết cấu tường, trần nhà vệ sinh

Kiểm tra kỹ lưỡng để biết được tường, trần nhà vệ sinh đã đủ độ dày chưa? Có sự xuất hiện của các khe nứt không? Nếu có, cần phải thi công lại, trám trét các vết nứt để đạt khả năng chống thấm dột tốt nhất.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh đạt chuẩn, đúng kỹ thuật

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực thi công chống thấm, Công ty Thành Tâm chia sẻ đến các bạn 2 phương pháp chống thấm tương ứng với 2 quy trình chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất như sau:

1. Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm

Sử dụng màng chống thấm có hiệu quả chống thấm nước triệt để, tuổi thọ lâu dài và rút ngắn thời gian thi công nên được ưu tiên áp dụng trong chống thấm những công trình thường xuyên phải tiếp xúc với nước như nhà vệ sinh, nhà tắm,….

Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm được chia ra làm 2 giải pháp là dùng màng tự dính và dùng màng khò nóng.

– Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng tự dính

  • Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công (vệ sinh bụi bẩn, trám vá các vết nứt, lõm,…).
  • Bước 2: Quét lớp sơn tạo dính Primer (dùng Sơn Bitum dạng lỏng).
  • Bước 3: Dán màng chống thấm tự dính Bitum.
  • Bước 4: Thử nước và nghiệm thu.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng

  • Bước 1: Vệ sinh, chuẩn bị bề mặt cần thi công chống thấm.
  • Bước 2: Dùng đèn khò khí gas để làm nóng mặt sàn.
  • Bước 3: Quét lớp lót Primer gốc bitum lên bề mặt sàn.
  • Bước 4: Dùng máy khò nóng để đốt bề mặt tấm trải cho nhựa bitum chảy lỏng đều rồi dính xuống mặt sàn. Lưu ý: đốt chảy lỏng đến đâu thì lăn màng đến đó.
  • Bước 5: Sau khi thi công dán màng khò nóng xong cần trát lớp xi măng cát lên bề mặt để bảo vệ màng chống thấm.
  • Bước 6: Thử nước và nghiệm thu.

Lưu ý: 

Với các cổ ống cần dán kỹ để tránh nước thấm quanh. Tốt nhất nên sử dụng gioăng trương nở quấn xung quanh để tránh nước rò rỉ ra.

Tại chân tường thì dán lên cao khoảng 15 – 20cm, đảm bảo vị trí tiếp giáp giữa sàn và chân tường được khít, không có kẽ hở gây thấm dột.

2. Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng sika

Ngoài màng chống thấm thì chống thấm sika cũng là 1 lựa chọn tối ưu cho nhà vệ sinh nhờ các ưu điểm: hiệu quả chống thấm tốt, bền vững, dễ thực hiện, độ bền cao.

Chuẩn bị vật liệu:

  • Vật liệu chống thấm chuyên dụng: Sika latex TH hoặc Latex HC.
  • Keo Sikaflex construction để xử lý các khe nứt (nếu có).
  • Sikaproof membrane hoặc màng đàn hồi xi măng Polymer.
  • Lưới thủy tinh gia cố Fiber Glass để chống co nứt góc chân tường.
  • Phụ gia dán lưới gốc nhũ tương styrene butadien SBR.
  • Vữa rót không co ngót SikaGrout 214-11.

Quy trình thực hiện:

  • Bước 1: Vệ sinh, chuẩn bị bề mặt thi công.
  • Bước 2: Chống thấm cổ ống xuyên sàn bằng cách sử dụng hỗn hợp hồ dầu giữa sika latex, xi măng và nước sạch theo định mức quy định để tạo liên kết rồi đổ vữa không ngót bằng hỗn hợp SikaGrout 214 -11 và nước sạch.
  • Bước 3: Bo góc chân tường và sàn bê tông bằng hỗn hợp vữa và sika latex để thuận tiện cho công tác thi công chống thấm bằng lưới gia cường.
  • Bước 4: Thi công lớp lót bằng hỗn hợp nước + xi măng + sika latex theo tỷ lệ chuẩn. Lưu ý: thi công lên chân tường 20cm đến 40cm tùy cao độ sàn.
  • Bước 5: Thi công 3 lớp chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng sika membrane.
  • Bước 6: Thử nước và nghiệm thu.


Về cơ bản, quy trình chống thấm nhà vệ sinh cũng không có quá nhiều điểm khác biệt so với các hạng mục khác. Tuy nhiên quý khách hàng cần lưu ý đến các vị trí nhỏ như cổ ống, chân tường để đảm bảo hiệu quả chống thấm được tối ưu nhất.

Liên hệ chống thấm Thành Tâm:

Dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh chuyên nghiệp

Liên hệ tư vấn và báo giá miễn phí

Hotline: 0979 44 5555

]]>
https://chongthambmt.com/quy-trinh-chong-tham-nha-ve-sinh-dung-ky-thuat-hieu-qua/feed/ 0
Cách chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả từ chuyên gia https://chongthambmt.com/cach-chong-tham-tuong-nha-lien-ke-hieu-qua-tu-chuyen-gia/ https://chongthambmt.com/cach-chong-tham-tuong-nha-lien-ke-hieu-qua-tu-chuyen-gia/#respond Wed, 26 Apr 2023 08:45:53 +0000 https://chongthambmt.com/cach-chong-tham-tuong-nha-lien-ke-hieu-qua-tu-chuyen-gia/

Bên cạnh tầng hầm, sân thượng, bể nước, nhà vệ sinh,…thì thì tường nhà liền kề cũng là 1 vị trí quan trọng cần được thi công chống thấm. Bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm kiếm cách chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả nhất.

Vì sao cần chống thấm tường nhà liền kề?

Tường nhà liền kề hay tường giáp ranh với nhà hàng xóm là một vị trí tương đối nhạy cảm. Chúng thường bị hạn chế về diện tích nên thường xuyên bị ứ đọng nước mưa, gây thấm dột.

Nếu không có cách chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả, ngôi nhà của bạn có thể phải đối diện với một số rắc rối sau đây:

  • Phần tường phía trong nhà bị ẩm mốc, rong rêu, nứt nẻ, loang lỗ trông rất mất thẩm mỹ, làm giảm giá trị của căn nhà.
  • Vì bj thấm dột nên vào mùa mưa, không khí trong nhà rất ẩm ướt khiến cho các vật dụng treo tường hoặc kê sát mặt tường bị ảnh hưởng. Đặc biệt với các đồ gỗ, điện tử, điện gia dụng như tủ lạnh, tivi, điều hòa,…sẽ rất dễ bị hư hỏng.
  • Kết cấu tường sẽ bị xuống cấp, nứt nẻ, làm giảm tuổi thọ của căn nhà.
  • Tường nhà bị thấm dột, ẩm mốc lâu ngày sẽ sản sinh các loại vi khuẩn, ảnh hưởng tới sức khỏe các thành viên trong gia đình.

Để tránh những hệ lụy kể trên, các bạn cần thi công chống thấm tường nhà càng sớm càng tốt. Tốt nhất là nên thực hiện ngay khi đang xây dựng nhà, tránh trường hợp thấm dột rồi mới chống thấm. Vì so với các vị trí khác, tường nhà giáp ranh luôn được đánh giá là khó thi công chống thấm nhất do diện tích chật hẹp, không có nhiều không gian để tô trát.

Cách chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả nhất

Tùy thuộc vào tình trạng tường nhà, diện tích khe tiếp giáp lớn hay nhỏ, tường cũ hay tường mới xây mà các bạn sẽ được tư vấn cách chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả nhất.

Theo đó, sẽ có 3 trường hợp tường liền kề xảy ra với nhà bạn như sau:

  • Tường nhà bạn thấp hơn với tường cũ nhà hàng xóm.
  • Tường nhà bạn có chiều cao tương đương với tường cũ nhà hàng xóm.
  • Tường nhà bạn cao hơn so với tường cũ nhà hàng xóm.

Dưới đây là 3 cách chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả nhất:

1. Cách chống thấm tường nhà liền kề bằng máng xả nước

Hầu hết các tường nhà liền kề hiện nay đều được xây sát khít nhau để tăng diện tích cho ngôi nhà và cũng để chống thấm tốt hơn. Nhưng dù có sát nút cỡ nào thì giữa 2 tường cũng sẽ có 1 khoảng trống nhỏ để đảm bảo kết cấu vững chãi khi 1 trong 2 ngôi nhà bị phá dỡ. Đây chính là vị trí mà nước sẽ ngấm vào.

chống thấm tường nhà liền kề

Để ngăn chặn tình trạng này, chủ nhà có thể thiết kế 1 máng tôn cố định dọc theo khe tường để hứng và xả nước ra ngoài vị trí giáp ranh.

Cách làm này khá đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, vì ở ngoài trời nên máng tôn có thể bị oxy hóa theo thời gian. Tốt nhất, các bạn nên sử dụng loại sơn PU Polyurethane để bảo vệ cho lớp tôn khỏi bị oxy hóa và các tia UV từ ánh nắng mặt trời.

2. Cách chống thấm tường nhà liền kề ngay khi mới bắt đầu xây dựng nhà

Đây được đánh giá là phương pháp chống thấm tối ưu nhất. Vì chống thấm từ ban đầu bao giờ cũng hiệu quả và tiết kiệm hơn so với việc thấm dột rồi mới chống.

Theo đó, trong quá trình thi công nhà ở, đặc biệt ở ở vị trí tường giáp ranh với nhà hàng xóm, các gia chủ nên sử dụng gạch đặc kết hợp vữa xây trộn bê tông gốc chống thấm và trát mác cao. Tường tiếp giáp có độ dày tối thiểu 220mm để đảm bảo ngăn được thấm dột từ tường từ ngoài vào nhà.

Trong trường hợp nhà hàng xóm chưa xây thì thực sự là điều quá tuyệt vời để bạn thi công chống thấm cho tường nhà mình.Vì khi xây trước, bạn có thể trát được lớp tường bảo vệ phía bên ngoài giúp nâng cao khả năng chống thấm. Hơn nữa, sau khi xây dựng và trát lớp tường ngoài, các bạn còn có thể sử dụng nhiều loại vật liệu chống thấm khác nhau nữa để gia cố thêm lớp chống thấm. Lúc này, sự khó khăn khi chống thấm tường nhà liền kề sẽ dành cho nhà xây sau.

Ngược lại, nếu nhà bạn xây sau, có 1 số cách chống thấm tường nhà liền kề như sau:

  • Nếu tường nhà của bạn cao hơn tường nhà hàng xóm. Khi đến điểm cao bằng nhau, bạn nên thi công chống thấm ngay, đồng thời tạo rãnh thoát nước để tránh làm ảnh hưởng đến nhà bên.
  • Nếu tường nhà bạn bằng tường nhà hàng xóm, bạn nên nhét thanh trương nở vào khe giáp ranh rồi tiếp tục sử dụng các biện pháp chống thấm khác như màng, vữa chống thấm. Sau này, khi lớp chống thấm bên ngoài của bạn bị mất đi thì nước vào trong cũng bị thanh trương nở cản lại, hạn chế khả năng thấm dột.
  • Nếu tường nhà bạn thấp hơn nhà hàng xóm, bạn có thể xin phép cạo 1 phần tường nhà họ để đặt màng chống thấm, sau đó dùng thêm biện pháp chống thấm bằng máng nước.

3. Cách chống thấm ngược cho tường nhà liền kề

Nếu không thể tiến hành chống thấm tường nhà liền kề ngay từ khi xây mới thì bạn cần cân nhắc đến phương pháp chống thấm ngược.

Có 2 trường hợp như sau:

  • Chống thấm ngược cho nhà mới xây

Đối với nhà mới xây thì khi tường nhà xây xong sẽ không trát vữa mà sẽ tiến hành chống thấm ngược luôn bằng cách sử dụng chất chống thấm trộn cùng xi măng để trát vữa cho ngôi nhà hoặc đánh nhuyễn chất chống thấm lên tường, đợi khô rồi tiến hành tô vữa như bình thường.

  • Chống thấm ngược cho nhà cũ

Nếu tường nhà cũ bị thấm dột, các bạn cần phải đục bỏ phần tường phía trong, sau đó xử lý chống thấm ngược rồi trát lại.

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Dùng dao sủi để loại bỏ lớp sơn và vữa cũ.
  • Bước 2: Thi công lớp vữa đã có trộn phụ gia chống thấm.
  • Bước 3: Khi lớp chống thấm thứ nhất khô, tiến hành thi công lớp chống thấm thứ 2.
  • Bước 4: Trát vữa hoàn thiện và sơn nhà như bình thường.

Những lưu ý quan trọng khi thi công chống thấm tường nhà liền kề

Không nên để tình trạng “thấm rồi mới chống”

Nhiều chủ nhà hiện nay vẫn chưa nắm rõ tầm quan trọng của việc chống thấm, đặc biệt là với 1 hạng mục ít bị nhìn thấy như tường nhà giáp ranh thì chống thấm lại càng bị xem nhẹ.

Tuy nhiên tường nhà lại là một trong những hạng mục quan trọng nhất,  cấu thành nên kết cấu của ngôi nhà. Một khi tường bị thấm dột sẽ khiến căn nhà của bạn nhanh bị xuống cấp và giảm tuổi thọ. Do vậy mà các gia chủ cần chú ý chống thấm càng sớm càng tốt, tốt nhất là không nên để xảy ra tình trạng “thấm rồi mới chống”.

Tìm hiểu nguyên nhân gây thấm dột để xử lý chống thấm hiệu quả 

Trong trường hợp nhà cũ và tường giáp ranh đã bị thấm dột thì các bạn cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân là gì, để từ đó có phương pháp xử lý chống thấm tận gốc và hiệu quả nhất.

Với hạng mục chống thấm tường nhà liền kề, tốt nhất các bạn nên xử lý dứt điểm từ đầu nguồn, tức là không để nước có khả năng chảy vào khe hở thì sẽ hiệu quả hơn cả.

Chọn phương pháp, vật liệu chống thấm phù hợp

Vật liệu, phương pháp chống thấm là 1 trong những yếu tố quyết định đến khả năng chống thấm. Chuẩn bị bề mặt thi công cũng là khâu cần chú ý để đảm bảo lớp chống thấm sau khi thi công có độ bền cao nhất.

 

Trên đây là tổng hợp các cách chống thấm tường nhà liền kề cũng như một số lưu ý quan trọng khi thi công. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các gia chủ trong công cuộc thi công chống thấm tường nhà để ngôi nhà luôn đẹp và bền bỉ với thời gian.

Khảo sát – Báo giá miễn phí

Hotline tư vấn kỹ thuật, báo giá 24/7

Hotline: 0979 44 5555

]]>
https://chongthambmt.com/cach-chong-tham-tuong-nha-lien-ke-hieu-qua-tu-chuyen-gia/feed/ 0
Các phương pháp chống thấm bê tông https://chongthambmt.com/cac-phuong-phap-chong-tham-be-tong/ https://chongthambmt.com/cac-phuong-phap-chong-tham-be-tong/#respond Wed, 26 Apr 2023 08:45:44 +0000 https://chongthambmt.com/cac-phuong-phap-chong-tham-be-tong/

Các công trình nhà ở cao tầng, nhà dân dụng, tầng hầm, sàn mái sân thượng… thường sử dụng bê tông bởi sự chắc chắn, vững chãi. Thế nhưng, sau một thời gian sử dụng, bê tông xuất hiện nhiều vết rạn chân chim, bị ngả màu, ố vàng. Vì vậy, cần phải thực hiện chống thấm bê tông để đảm bảo chất lượng công trình một cách tối ưu nhất.

Nguyên nhân gây vết rạn, ố vàng ở bê tông

  • Do vật liệu sử dụng. Vật liệu, chất liệu sử dụng trong quá trình xây dựng không tốt, chất lượng không đảm bảo nên khi gặp mưa, bê tông dễ bị nứt gãy và rạn nứt chân chim.
  • Do thay đổi cấu trúc của vật liệu. Vật liệu bao quanh mái sàn nhưng kết cấu lúc thép đan sàn bê tông mái không đạt yêu cầu, bên cạnh đó mác bê tông kém chất lượng cũng dẫn đến tình trạng này.
  • Do hệ thống thoát nước kém, bị đọng nước lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng này. Nhiều gia đình xử lý chống thấm bằng cách đổ nối bê tông mới vào bê tông cũ, tuy nhiên vị trí khe nối giữa cũ và mới không được thực hiện cẩn thận, như vậy vẫn xảy ra tình trạng thấm trần này.
  • Sự chênh lệch nhiệt độ dẫn đến quá trình co ngót bê tông. Các vết nứt do co ngót xảy ra do nước bốc hơi quá nhanh khỏi bề mặt bê tông. Điều này làm cho phần mặt trên của bê tông khô nhanh hơn phần đáy. Quá trình này gây nên những vết rạn nứt nhỏ với kích thước < 0.5 mm.

Vì sao cần chống thấm bê tông?

        Nếu cứ để tình trạng này kéo dài, nước sẽ thấm và lan rộng sang các khu vực xung quanh như tường, ảnh hưởng đến kết cấu tổng thể của ngôi nhà. Ngôi nhà bị thấm quá lâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, lâu ngày gây nguy hiểm cho người dùng.

        Khi trần nhà bị thấm bạn sẽ thấy những vết ố, loang trên bề mặt, mất thẩm mỹ trông rất khó chịu, ảnh hưởng đến vẻ đẹp của toàn bộ ngôi nhà.

        Môi trường ẩm ướt lâu ngày là điều kiện thuận lợi để nấm mốc sinh sôi. Những vết mốc xanh, đen có thể chứa hàng trăm loại vi khuẩn li ti và chúng sẽ có thể phát tán ra không khí, khi hít phải sẽ dẫn đến nhiều bệnh về đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi, nấm da…

Các phương pháp chống thấm bê tông

Một số phương pháp chống thấm bê tông phổ biến hiện nay

Thấm dột là tình trạng phổ biến thường diễn ra, ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu của công trình. Thép trong bê tông bị rỉ, trương nở thể tích gây nứt bê tông. Chính vì vậy, chống thấm bê tông là yêu cầu bức thiết cần phải khắc phục ngay. Dưới đây là một số phương pháp chống thấm bê tông đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

Sử dụng màng chống thấm tự dính

Bituthene CP là lớp màng chống thấm định hình trước, mềm dẻo, dày 1,5mm bao gồm lớp phủ HDPE polyethylene và hợp chất Cao su Bitument tự dính. Màng Bituthene CP được chế tạo với chất lượng cao sử dụng để chống thấm và bảo vệ bê tông.

Ưu điểm

  • Độ bền hóa chất cao, chịu được sự giằng xé, co giãn và chịu được va đập mạnh.
  • Bảo vệ bề mặt bên ngoài rất hiệu quả.
  • Màng một lớp duy nhất, chắc chắn, thi công đơn giản, tốn ít nhân công.
  • Màng dán nguội, tự dính trên bề mặt, chỉ cần trải cuộn ra, mép nối đè lên nhau đảm bảo kín khít liên tục.

Ứng dụng

Bituthene CP dùng để chống thấm và bảo vệ bê tông cho các khu vực: Sàn mái, sân thượng, bãi đỗ xe, tầng hầm, vườn treo, ban công, hồ nước…

Quy trình thực hiện chống thấm

Bước 1: Làm sạch khu vực sàn mái cần chống thấm. Thi công trong điều kiện nhiệt độ từ +10 độ C đến +40 độ C.

Bước 2: Làm khô bề mặt bê tông, không có nước ứ đọng, và bề mặt phải bằng phẳng.

Bước 3: Trải một lột lớp giấy bảo vệ bên ngoài, đặt phía bề mặt có keo tự dính lên trên bề mặt công trình đã làm vệ sinh sạch sẽ. Đè bằng con lăn nhẹ lên bề mặt để đảm bảo kết dính. Trải cuộn theo hàng thẳng và chồng mí lên nhau tối thiểu 40 đến 50mm ở các mối nối để đảm bảo tính kết dính và liên tục của màng phủ.

Sử dụng keo chống thấm

Keo chống thấm được sử dụng rộng rãi cho các ngành công nghiệp và xây dựng. Đặc biệt keo chống thấm được sử dụng cho việc chống thấm các mối nối dáp danh giữa 2 công trình. Xử lý vết nứt mái tôn, xử lý các vết nứt tường cực tốt.

Ưu điểm

Keo chống thấm chuyên dụng có khả năng đàn hồi cao. Nhờ đó, chúng có thể dùng trám bít vết nứt trong thời gian dài. Dưới tác động của thời tiết nóng, lạnh thì chúng có thể giãn nở thay đổi cho thích hợp. Như vậy, sàn mái bê tông sẽ không lo bị rạn nứt, thấm dột vào ngày nắng nóng hay mưa nhiều.

Ứng dụng

Trám bít vết nứt trên bề mặt trần mái nhà bê tông, chống thấm khe nứt trên bề mặt tường nhà.

Quy trình thực hiện chống thấm

Bước 1: Làm sạch bề mặt bê tông trước khi dán.

Bước 2: Xác định chính xác vị trí vết nứt và cắt băng keo chống thấm theo chiều dài của vết nứt.

Bước 3: Thực hiện dán và miết chặt tại vị trí vết nứt vừa dán.

Sử dụng nhựa đường

Nhựa đường là một chất lỏng hay chất bán rắn có độ nhớt cao và có màu đen. Thành phần chủ yếu của nhựa đường là bitum và dầu hắc chống thấm.

Nhựa đường nó có tác dụng bảo vệ các lớp cấu tạo bên dưới nó khỏi tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời như nhiệt và tia tử ngoại và các tác động mạnh khi sử dụng. Lớp chống thấm của nhựa đường có tính dầu không ngấm nước nên có tác dụng chống thấm cho mái nhà và sân thượng tránh bị thấm nước khi trời mưa.

Ưu điểm

  • Khả năng bám dính tốt, phù hợp với khí hậu của nước ta.
  • Trám bít kín các vết nứt, khe hở tốt.
  • Kỹ thuật thi công không đòi hỏi quá khó khăn.
  • Giá nhựa đường chống thấm khá hợp lý, tiết kiệm chi phí thi công
  • Bền vững, tuổi thọ cao.

Ứng dụng

Sử dụng nhựa đường chống thấm cho những bề mặt lớn, chịu nhiệt độ, chịu ma sát lớn như sân thượng, hầm nhà, móng nhà, mái bằng…

Quy trình thực hiện

Bước 1: Vệ sinh bề mặt chống thấm sạch sẽ. Dùng các thiết bị chuyên dụng như búa sắt, búa băm, búa đục, mũi đục nhọn… để đục sạch các lớp vữa hồ xi măng, bê tông yếu và dư thừa. 

Bước 2: Đun sôi nhựa đường, pha thêm dầu DO để gia tăng hiệu quả. Dùng con lăn để quét nhựa đường lên bề mặt (sử dụng 1 lớp lót Asphalt primer (ASTM 41) quét lên mặt sàn đã được vệ sinh sạch sẽ). Phơi nắng trong 24h.

Bước 3: Nghiệm thu.

Sử dụng màng khò nóng

Màng chống thấm khò nóng là màng chống thấm dẻo, được sản xuất từ hỗn hợp dầu bitum và hợp chất polymers APP được chọn lọc (Atactic Poly Propylen), có khả năng chịu nhiệt, chống tia tử ngoại UV và khả năng chống thấm cao.

Ưu điểm

  • Khả năng chống thấm cao, ngay cả với môi trường áp suất hơi nước lớn.
  • Khả năng chịu tải lớn và độ đàn hồi cao.
  • Có khả năng chịu xé và chịu kéo rất tốt.

Ứng dụng

Nhựa đường thường dùng để chống thấm cho trần và tường.

Quy trình thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  Bề mặt chống thấm phải sạch, tương đối bằng phẳng, đục bỏ những phần thừa và trám vá lại những phần lõm.

Lưu ý: Với trường hợp các sàn bê tông là sàn lệch như khu WC, sênô,… thì ngoài phần gờ hông bê tông giật cấp, phần gờ hông chân tường bao xây gạch tô vữa ngay bên trên sẽ được xử lý gia cố chống thấm cao thêm tối thiểu 200mm. Điều này để tránh nước thấm loang chân tường sử dụng thực tế sau này.

Phơi khô tự nhiên mặt bê tông hoặc dùng dụng cụ thổi khô khi cần thiết.

Bước 2: Sơn lót bề mặt

Tiến hành quét lớp lót Primer gốc bitum lên bề mặt sàn một lớp mỏng để tăng cường độ bám dính cho tấm trải trước khi dán.

Bước 3: Khò màng

Đặt các tấm màng vào vị trí cần chống thấm để chuẩn bị dán và chuẩn bị các dụng cụ đèn khò thổi lên các tấm trải. Kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi khò dán. Bảo đảm bề mặt khò của màng phải được úp xuống dưới.

Sau đó dùng đèn khò khò nóng bề mặt bê tông và bề mặt màng chống thấm làm cho chất bitum trên bề mặt màng tan chảy dính vào bề mặt kết cấu đã được vệ sinh. Tránh dùng lửa quá lớn đặc biệt là trong thời gian dài, ở các khu vực gần các đường ống, hộp kỹ thuật, đường điện…

Bước 4: Chồng mép

Điều chỉnh màng cho chuẩn theo quy trình, khò cả 2 lớp màng trên dưới tại khu vực chồng mí. Đến khi phần bitum chảy thành những dòng có độ bóng, dùng bay miết để tạo sự liên kết tốt nhất.

Bước 6: Ngâm thử nước và nghiệm thu công trình

Phần chống thấm sau khi hoàn thành sẽ phải quây lại. Bơm nước vào đó ít nhất 24h trước khi bàn giao công trình.

Sử dụng Sika Latex

Sika Latex là nhũ tương cao su tổng hợp gốc butadien cải tiến dùng trộn với xi măng, vữa xi măng cát để chống thấm và gia tăng tính kết nối.

Ưu điểm

  • Có độ kết dính rất tốt, tính đàn hồi cực cao, đảm bảo không bị co ngót hay nhăn nhúm
  • Tuyệt đối an toàn cho người thi công bởi không chứa hóa chất độc hại.
  • Chống thấm Sika Latex có thể tồn tại trong mọi điều kiện của môi trường, kể cả những môi trường khắc nghiệt, môi trường có tính kiềm cao.
  • Có khả năng ngăn ngừa việc hình thành các vết rạn nứt.

Ứng dụng

Sử dụng được cho nhiều loại bề mặt: sàn bê tông, trần nhà, tường, tầng hầm, thang máy…

Quy trình thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt chống thấm

  • Cần làm sạch bề mặt chống thấm, loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, vôi vữa, các tạp chất
  • Cung cấp nước để bề mặt hút nước đến tình trạng bão hòa. Tuyệt đối không được cung cấp quá nhiều nước kẻo đọng ứ, không thể thi công

Bước 2: Thi công theo quy trình chống thấm Sika Latex

Tạo lớp trộn theo tỉ lệ 1 lít Latex + 1 lít nước + 4kg xi măng = hồ dầu kết nối, phần hồ dầu kết nối trên có thể phủ khoảng 4m2.

Dùng chổi hoặc bay trá hỗn hợp trên lên bề mặt cần chống thấm sao cho đều và phủ kín toàn bộ, không để lại lỗ kim.

Đợi lớp thứ nhất khô, quét tiếp lớp thứ 2, mỗi lớp dày khoảng 1mm.

Bước 3: Nghiệm thu

Sau khi 2 lớp đều đã khô, thực hiện phun nước và ngâm khoảng 24h để xác định độ chống thấm. Nếu bề mặt còn thấm nước thì thực hiện lại bước 2, hoàn thiện lại lớp chống thấm đều trên toàn bộ bề mặt công trình.

Tổng kết

Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng bê tông xuất hiện nhiều vết rạn chân chim, bị ngả màu, ố vàng và tìm ra được phương pháp chống thấm bê tông hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí.

]]>
https://chongthambmt.com/cac-phuong-phap-chong-tham-be-tong/feed/ 0
Top 7 màng chống thấm tự dính tốt nhất https://chongthambmt.com/top-7-mang-chong-tham-tu-dinh-tot-nhat/ https://chongthambmt.com/top-7-mang-chong-tham-tu-dinh-tot-nhat/#respond Wed, 26 Apr 2023 08:45:37 +0000 https://chongthambmt.com/top-7-mang-chong-tham-tu-dinh-tot-nhat/

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu màng chống thấm tự dính cho người dùng lựa chọn. Mỗi mẫu lại có những ưu điểm và đặc tính riêng biệt, không đồng nhất. Vậy trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi đi sâu tìm hiểu về Top 7 loại màng chống thấm tự dính tốt nhất hiện nay nhé!

Màng chống thấm tự dính là gì?

Màng chống thấm tự dính là sản phẩm có gốc bitum, bề mặt được bao phủ lớp HDPE. Thông thường, loại màng này được thiết kế dưới dạng tấm. Mặt sau của màng được bao bởi lớp màng silicon mang chức năng bảo vệ.

Đặc điểm của màng chống thấm tự dính

  • Màng chống thấm tự dính được sử dụng để chống thấm hay chống ẩm nhằm mục đích bảo vệ kết cấu bê tông cho các công trình.
  • Có thể thi công trên bề mặt thẳng đứng hoặc nằm ngang.
  • Ứng dụng cho những kết cấu ngầm, đường hầm cũng như tường chắn.
  • Không như các loại màng khò nóng cần kỹ thuật phức tạp. Hay như các phương án sử dụng hóa chất chống thấm gốc nước cần nhiều công đoạn. Hoạt động xử lý chống thấm với màng chống thấm tự dính đơn giản và tiện lợi hơn nhiều. Chúng ta chỉ cần dán trực tiếp màng lên bề mặt cần xử lý chống thấm.

Top 7 màng chống thấm tự dính tốt nhất

Trên thị trường hiện nay có sự xuất hiện của không ít các loại màng chống thấm khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất tại Việt Nam có thể kể đến như:

1. Màng chống thấm tự dính Autotak

Màng chống thấm tự dính Autotak là dòng sản phẩm được tạo thành từ quá trình chưng cất giữa nhựa bitum và nhựa SBS. Lớp màng chống thấm này có cấu tạo gồm mặt trên có một lớp đá bảo vệ và mặt dưới cũng được phủ lớp keo dính.

Ưu điểm

Màng chống thấm tự dính Autotak

Màng tự dính được dán trực tiếp trên lớp xi măng hoặc primer mà không cần sử dụng nhiệt.

  • Độ an toàn cao trong khi thi công do không sử dụng nhiệt.
  • Hợp chất tráng cao su SBS có chức năng tự bảo vệ và tự bịt kín các lỗ thủng nhỏ.
  • Dễ dàng và nhanh chóng gắn chặt với chất nền bê tông. Quá trình thi công an toàn, nhanh chóng và sạch sẽ.
  • Lớp chống thấm có độ dày ổn định, độ bền cơ học tốt, hiệu quả chống thấm cao.

Ứng dụng 

Sử dụng để chống thấm tự dính cho dạng mái bằng hoặc mái thấp, các loại nền móng, nền nhà, tường ngăn… Ngoài ra, Autotak còn dùng để chống thấm những công trình công cộng, chẳng hạn như bể bơi, đường hầm…

Thông tin về sản phẩm

Cách đóng: Cuộn có độ dài 20 mét;

Kích thước: Dài: 10m; Rộng: 1m;

Cách bảo quản: Để màng khô ráo, ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Hướng dẫn thi công

Bước 1: Làm sạch bề mặt cần thi công cần thi công chống thấm.

Bước 2: Tráng một lớp vữa xi măng lên miệng ống nước thoát sàn.

Bước 3: Để tăng cường độ bám dính cho tấm trải màng tự dính thì bạn cần lăn một lớp sơn lót gốc bitum lên toàn bộ bề mặt thi công với định mức 0,17 ÷ 0,2 lít/m2. Sau đó đợi lớp keo khô rồi bạn tiến hành dán lớp màng lên, các tấm màng yêu cầu phải xếp chồng mí lên nhau tối thiểu là 2 cm.

Bước 4: Dùng những vật dụng như con lăn hoặc dùng chân dẫm nhẹ lên tấm trải để màng tự dính Autotak được kết dính với sàn bê tông một cách chắc chắn.

Bước 5: Cuối cùng là cán một lớp vữa xi măng để bảo vệ lớp màng đã thi công.

2. Màng chống thấm Bitustick – Màng chống thấm tự dính gốc bitum

Màng chống thấm tự dính Bitustick có nguồn gốc bitum, được sản xuất từ sự kết hợp giữa nhựa bitum được polymer hóa tự dính. Trên bề mặt phủ một lớp màng polyethylene mật độ cao, bề mặt dưới lại được bảo vệ bằng lớp màng Silicon.

Ưu điểm

  • Có khả năng tự bám dính cao, chỉ cần thi công nguội, cách thực hiện đơn giản không tốn nhiều thời gian, tiết kiệm chi phí.
  • Bám dính tốt kể cả ở bề mặt nằm ngang hay thẳng đứng.
  • Kháng nhiệt tốt, chống xâm thực Clo, Sunphat, kiềm loãng và Axit.
  • Điều đặc biệt dòng sản phẩm này có khả năng kháng xe và kháng đâm xuyên cao.
  • Chống thấm nước và hơi nước cực kỳ tốt ở nhiều bề mặt thi công khác nhau.
  • Thân thiện với môi trường, độ bền cơ học cao.

Ứng dụng

Màng chống thấm tự dính Bitustick được sử dụng nhiều trong các hạng mục thi công như dùng nhiều trong việc thống thấm các bể nước, bể bơi… Mái nhà, ban công, các khu vực bị trũng. Chống thấm, chống ẩm ở khu vực tầng hầm.

Thông tin sản phẩm

Cách đóng gói: Theo cuộn với độ dài 20 mét

Kích thước: Cuộn 1m x 20m nặng khoảng 32 kg

Bề mặt phủ: Màng HDPE

Cách bảo quản: Giữ trong pallet gỗ, tránh ánh nắng, tránh vật nhọn tiếp xúc

Hướng dẫn thi công

Bước 1: Trước hết, bề mặt thi công chống thấm cần được làm sạch bụi bẩn, đất đá, dầu mỡ. Bề mặt chống thấm phải bằng phẳng, nếu cần thiết đục bỏ phần thừa và trám những phần lồi lõm.

Bước 2: Trải màng chống thấm theo chiều dài, sau đó cắt đúng kích thước mong muốn, đặt tấm màng vừa cắt vào vị trí cần dán, kiểm tra độ khít của miếng dán với bề mặt thi công.

Bước 3: Bóc lớp màng silicon bên ngoài, cẩn thận dán Bitustick đảm bảo diện tích chồng mí ít nhất là 50mm.

Bước 4:  Sử dụng con lăn sắt, lăn trên bề mặt của màng chống thấm tự dính Bitustick.

Bước 5: Cuối cùng, tiến hành láng 1 lớp xi măng cát lên màng chống thấm tự dính, để tránh hư hỏng và giúp màng có khả năng chống thấm tốt hơn.

3. Màng chống thấm tự dính HDPE

Ưu điểm

  • Khả năng chịu lực tốt.
  • Dễ dàng vận chuyển vì có tính co giãn và mềm dẻo
  • Có thể chịu được nhiệt độ từ -25 độ C đến 85 độ C, có khả năng chống tia UV tốt.
  • Độ bền lên đến 50 năm.

Ứng dụng

Màng chống thấm tự dính HDPE được sử dụng lót đáy chống thấm cho công trình nhà vệ sinh, sân thượng, sàn mái, tầng hầm. Làm lớp phủ trên bãi rác để ngăn mùi hôi thối. Sử dụng làm hầm Biogas trong các trang trại chăn nuôi để xử lý nước thải. Làm tấm lót chống thấm hồ cá thủy sản.

Thông số sản phẩm

Trung bình một cuộn có trọng lượng từ 80kg – 160kg

Chiều dày: 1 mm

Độ giãn dài >700%

Hướng dẫn thi công

Bước 1: Bề mặt thi công cần được làm sạch và loại bỏ triệt để các loại tạp chất như bụi, đất đá, dầu mỡ.

Bước 2: Sử dụng sơn lót để sơn lên bề mặt đã được làm sạch bằng chổi sơn, bình xịt hoặc con lăn, với định mức từ 4m2 đến 6m2/ 1 lít. Lớp sơn lót này giúp tạo sự kết dính giữa bề mặt bê tông và lớp màng giúp nâng cao hiệu quả chống thấm.

Bước 3: Khi lớp sơn lót đã khô, tiến hành trải chồng mép màng chống thấm từ điểm hoặc rãnh ở vị trí thấp nhất. Phần dư của màng chống thấm cần được trải chồng lên nhau theo thứ tự. Diện tích chồng mí tối thiểu theo chiều dọc của cuộn là 50mm và theo chiều ngang cuộn là 100 mm.

Bước 4: Bóc bỏ lớp màng silicon và tiến hành dán tì vào bề mặt, cần đảm bảo màng được dán khít với bề mặt thi công. Dán màng từ giữa ra hai mép để loại bỏ hết không khí nằm ở dưới màng ra ngoài và sử dụng thêm con lăn sắt để lăn lên trên bề mặt màng để tăng độ bám dính.

Bước 5: Cuối cùng, tiến hành tráng một lớp vữa xi măng dày khoảng 20mm đến 50mm để cố định lớp màng dính và bảo vệ màng trong quá trình thi công sau này.

4. Màng chống thấm tự dính mặt nhôm

Màng chống thấm tự dính mặt nhôm là một loại màng chống thấm được kết hợp giữa bitum và nhựa polymer. Tạo nên một hợp chất có tính dẻo dai và độ đàn hồi tốt. Trên bề mặt sản phẩm, được phủ một lớp màng nhôm bảo vệ khỏi sức nóng do bức xạ mặt trời. Mặt còn lại được trang bị một lớp màng silicon.

Ưu điểm

  • Chống thấm và ngăn hơi nước xâm nhập vượt trội
  • Chống ẩm hiệu quả cho lớp bê tông, chống bức xạ và giảm sức nóng
  • Thi công nguội không cần gia nhiệt, kỹ thuật thi công đơn giản, nhanh chóng
  • Có thể ngăn chống các loại hóa chất thông thường

Ứng dụng

Màng chống thấm tự dính mặt nhôm thường dùng trong thi công ngăn thấm dột ở mái tôn, mái kim loại, con lươn,… Bên cạnh đó, nó cũng được ứng dụng làm lớp đệm giữ kín hơi cho kho lạnh, ô tô.

Hướng dẫn thi công

Bước 1: Bề mặt thi công chống thấm cần được làm sạch sẽ, bề mặt chống thấm phải bằng phẳng. Để tăng khả năng bám dính cho màng chống thấm, nên sử dụng sơn lót quét một lớp mỏng lên bề mặt chuẩn bị thi công.

Bước 2: Trải màng chống thấm tự dính mặt nhôm theo đúng chiều dài yêu cầu, rồi cắt theo kích thước mong muốn. Đặt tấm màng chống thấm vừa được cắt lên vị trí cần thi công và kiểm tra lại xem nó đã vừa khít chưa

Bước 3: Bóc lớp màng silicon và dán cẩn thận sao cho diện tích trồng mí ít nhất là 50mm. Thực hiện dán màng từ giữa ra hai bên mép để không còn không khí ở trong

Bước 4: Phun một lớp vữa lên trên bề mặt lớp màng chống thấm vừa thi công xong để bảo vệ.

5. Màng chống thấm tự dính hai mặt BAC-P

Màng chống thấm BAC-P hai mặt tự dính được làm bằng màng polyester PET hoặc tấm phim mạ kẽm làm lớp xen kẽ, vật liệu nhựa cao su định cỡ tự dính. Màng này có tính ổn định tốt, tự phục hồi tuyệt vời, các tính năng chồng lớp chắc chắn. Ngoài ra nó có thể liên kết chặt chẽ với động cơ xi măng hoặc nhựa cao su phủ để tránh việc dẫn nước.

Ưu điểm

  • Độ kết dính chắc và thuận tiện để kiểm tra hoặc sửa chữa:
  • Thời gian thi công ngắn, dễ thi công
  • Màng này là màng chống thấm tự dính đôi nên thuận tiện để chồng lên nhau bởi sự chồng chéo tự dính.
  • An toàn và thân thiện môi trường: Trong quá trình xây dựng, không có dung môi hoặc nhiên liệu, tránh ô nhiễm, nguy cơ cháy và tiết kiệm tài nguyên.

Ứng dụng

Chủ yếu sử dụng trong các hạng mục công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp như tầng hầm, sàn mái…

Hướng dẫn thi công

Bước 1: Làm sạch bề mặt bê tông phải, tất cả các phần gồ ghề phải được loại bỏ trước khi thi công chống thấm.

Bước 2: Trát một lớp vữa xi măng lên bề mặt để tăng cường độ bám dịch cho màng chống thấm, sau đó trát và dán màng chống thấm. 

Bước 3: Ghép nối và ép khí

6. Màng chống thấm tự dính tự dính Bituseal

Màng chống thấm Bituseal là màng chống thấm tự dính gốc bitum. Một trong các bề mặt của nó được phủ bằng polyethylene, mặt còn lại được bảo vệ bởi một lớp màng Silicon.

Ưu điểm

Dễ dàng để áp dụng, linh hoạt và lâu dài.

Dễ dàng để áp dụng trên các loại khác nhau của các chất nền.

Có độ giãn dài cao và độ bền kéo.

Chịu được hiệu ứng tích cực mà có thể đến từ đất.

Áp dụng ở nhiệt độ thấp.

Ứng dụng

Màng tự dính Bituseal được dùng để chống thấm, chống ẩm, phù hợp cho các vị trí: Sàn mái, ban công, khi vệ sinh, bể nước, tầng hầm…đặc biệt cho các vị trí nứt trên lan can, ống khói, mái hiên, tường chắn.

Thông số sản phẩm

Chiều dài cuộn : 20, 25 hoặc 30m

Độ rộng cuộn : 1m

Độ dày : 1.5 mm, 2mm

Trọng lượng: 1.5 Kg/m2, 2.0 Kg/m2

Hướng dẫn thi công

Bước 1: Bề mặt phải được làm sạch các tạp chất như: cát, bụi, đất đá, dầu mỡ. Tất cả các bề mặt lồi lõm, khuyết tật, kết cấu không đặc chắc, bê tông bở phải được loại bỏ và sửa chữa bằng vữa.

Bước 2: Thi công thêm lớp sơn lót Primer trước khi dán màng nhằm tăng cường khả năng bám dính. Chỉ cho phép dán màng chống thấm khi lớp sơn lót đã khô.

Bước 3: Bóc bỏ lớp giấy hoặc nilon và trải cuộn màng chống thấm, dán và tì vào bề mặt đề đảm bảo rằng bề mặt dán được dán khít với mặt nền, dán màng từ giữa ra hai mép để có thể đẩy hết không khí ở bên dưới màng ra ngoài. Nên dùng con lăn sắt để lăn trên bề mặt màng đảm bảo độ bám dính tốt nhất của chất bề mặt nền với mặt dưới của màng chống thấm. Diện tích chồng mí tối thiểu theo chiều dọc cuộn là 50mm, ngang cuộn là 100 mm.

7. Màng chống thấm tự dính bằng SikaBit W-15

SikaBit W-15 là màng chống thấm 2 mặt, gốc bitum cải tiến, dùng cho việc thi công ướt. Bao gồm một lớp màng gia cường PE ở giữa và hai lớp bitum cải tiến ở hai mặt và được phủ bởi lớp màng bảo vệ trong suốt có thể tách ra được.

Ưu điểm

  • Dễ thi công, không cần dụng cụ đặc biệt, nhanh chóng và an toàn. Thi công chống thấm trực tiếp lên bề mặt ẩm ướt.
  • Bám dính hoàn hảo trên toàn bộ bề mặt cả trong thời gian đầu cũng như lâu dài.
  • Không cho nước chảy bên dưới bề mặt nền và màng chống thấm.
  • Che phủ vết nứt tốt
  • Chống xé rách, chống đâm thủng tốt, chống lại sự ăn mòn hóa chất.

SikaBit W-15

Ứng dụng

SikaBit W-15 được thiết kế cho việc thi công chống thấm ở các vị trí không lộ thiên như: Các móng, sàn tầng hầm và tường.

Thông số sản phẩm

Màu sắc: Sản phẩm màu đen, tên sản phẩm màu trắng và logo được in trên hai mặt của lớp màng bảo vệ.

Đóng gói: Cuộn 1 m x 20 m có lõi làm bằng bìa cứng, được bọc bằng màng dệt từ chất dẻo và có trọng lượng là 50kg/cuộn, 25 cuộn/pallet.

Cách bảo quản: Bảo quản trong điều kiện nguyên bao chưa mở, khô ráo, ở nhiệt độ từ +50 độ C đến +350 độ C, đặt theo phương thẳng đứng. Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, mưa, tuyết và băng giá.

Hạn sử dụng: 12 tháng kể từ ngày sản xuất.

Hướng dẫn thi công 

Thi công trước

Biện pháp này áp dụng cho việc chống thấm bên dưới các móng và sàn tầng hầm.

Bước 1: Bề mặt bê tông phải nhẵn mịn, rắn chắc và không bị đọng nước.

Bước 2: Trải tấm màng SikaBit W-15 ra và sắp đặt cho thẳng hàng. Các tấm màng nối với nhau bằng mối nối chồng. Chiều dài mối nối chồng giữa các tấm màng tối thiểu là 80 mm. 

Dùng con lăn ép trên vị trí nối chồng để tăng độ bám dính giữa các tấm. Các mối nối chồng phải so le với nhau.

Bước 3: Sau khi gỡ bỏ lớp màng bảo vệ, thi công một lớp vữa bê tông xi măng cải tiến lên trên toàn bộ bề mặt nằm ngang.

Thi công sau

Biện pháp này áp dụng cho việc thi công chống thấm cho tường và các sàn của đài móng.

Bước 1: Làm sạch bề mặt bê tông phải, tất cả các phần gồ ghề phải được loại bỏ trước khi thi công màng SikaBit W-15.

Bước 2: Thi công lớp vữa kết dính SikaBit-1 (với định mức khoảng 2 – 3 kg/m2) lên bề mặt. Sau đó trải màng SikaBit W-15 ra, sau đó gỡ bỏ tấm màng bảo vệ và ép mạnh vào bề mặt của lớp vữa kết dính còn mới.

Chiều dài mối nối chồng giữa các tấm màng tối thiểu là 80 mm. Dùng con lăn ép trên vị trí nối chồng để tăng độ bám dính giữa các tấm. Các mối nối chồng phải so le với nhau.

 

  • Lưu ý chung: Trong quá trình thi công màng chống thấm tự dính phải tuân theo nguyên tắc an toàn lao động. Nếu trong quá trình thi công, màng chống thấm tự dính chảy vào da, thì ngay lập tức rửa sạch bằng dung môi pha loãng, nếu dính vào mắt cần đến gặp bác sĩ ngay.

 

Tổng kết

Như vậy, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn thông tin về Top 7 màng chống thấm tự dính tốt nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ lựa chọn cho mình được loại màng chống thấm tự dính phù hợp nhất với công trình của mình.

 

]]>
https://chongthambmt.com/top-7-mang-chong-tham-tu-dinh-tot-nhat/feed/ 0
Tiêu chuẩn chống thấm trong xây dựng hiện nay https://chongthambmt.com/tieu-chuan-chong-tham-trong-xay-dung-hien-nay/ https://chongthambmt.com/tieu-chuan-chong-tham-trong-xay-dung-hien-nay/#respond Wed, 26 Apr 2023 08:45:30 +0000 https://chongthambmt.com/tieu-chuan-chong-tham-trong-xay-dung-hien-nay/

Để việc thi công chống thấm được diễn ra an toàn và đúng chuẩn nhất, thì bạn cần phải nắm rõ các tiêu chuẩn chống thấm trong xây dựng hiện nay. Vậy những tiêu chuẩn ấy là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau.

Tiêu chuẩn về sử dụng vật liệu chống thấm

Phân loại vật liệu chống thấm

Vật liệu chống thấm có nhiều dạng với những tính năng khác nhau. Tuy nhiên, các loại vật liệu này chủ yếu được chia thành 3 loại sau:

Phân loại theo nguồn gốc

  • Loại có nguồn gốc hữu cơ: Chất chống thấm hữu cơ giống như lớp áo phủ lên bề mặt, loại này thường phải xử lý theo định kỳ. Loại này chỉ bền vững khi chất chống thấm nằm sâu trong các mao quản của cấu trúc xây dựng.

Hiệu quả kháng nước cao, nếu kết hợp với lớp lưới thủy tinh sẽ chống được hiện tượng rạn nứt khá hiệu quả. Loại này thường khá thân thiện với môi trường và không độc hại. Phổ biến có vật liệu intox.

  • Loại có nguồn gốc vô cơ: Các chất chống thấm gốc vô cơ có khả năng thẩm thấu vào bên trong vật liệu bị thấm. Nhược điểm cũng tương tự như phụ gia trộn trong bê tông là phụ thuộc vào chất liệu bê tông tốt hay xấu.

Vật liệu vô cơ là vật liệu có gốc xi măng; bitum; AWP-30;… Các loại vật liệu này chủ yếu sẽ được ứng dụng trong các loại vữa tự san, tự chảy; vữa không co ngót.

Tiêu chuẩn chống thấm trong xây dựng

Phân loại theo trạng thái

  • Dạng lỏng: Bao gồm dung môi nước, dung môi hữu cơ, không dung môi.
  • Dạng dán: Bao gồm một thành phần, nhiều thành phần.
  • Dạng rắn: Bao gồm dạng hạt, dạng thanh, dạng băng, dạng tấm.

Phân loại theo nguyên lý chống thấm

  • Vật liệu chống thấm toàn khối: Có tác dụng ngăn chặn nguồn nước từ phía bên trong. Nó thường được trộn cùng với một số loại vật liệu khác nhằm giúp chống thấm cho cả khối vật liệu. Phương pháp này thường dùng để chống thấm tại các khu vực xung yếu như nhà vệ sinh, nhà tắm…
  • Vật liệu chống thấm bề mặt: Về bản chất đây là bề mặt cần chống thấm được cách ly hoàn toàn khỏi nguồn gây thấm. Nếu màng hay tấm trải Bitum bị thủng, rách thì sẽ dẫn đến bị thấm bình thường.
  • Vật liệu chống thấm bằng cách chèn hay lấp đầy: Giúp chèn đầy mao mạch hay các lỗ hở. Nhờ vậy, đảm bảo cho vật liệu dễ kháng ẩm, nước hiệu quả.

Tiêu chuẩn vật liệu chống thấm trong xây dựng

+ Có khả năng chống thấm tuyệt đối với các vật liệu thực tế.

+  Độ liên kết vật liệu chặt; Có khả năng chịu được áp lực nước; Có thể chịu nhiệt độ cao khi thi công ngoài trời.

+  Vật liệu chống thấm cần tương đối trơ với các môi trường axit; kiềm;…

+ Có khả năng biến đổi hay co ngót tùy theo công trình.

Tiêu chuẩn về bề mặt thi công

  • Đối với tất cả các hạng mục cần chống thấm thì yêu cầu đầu tiên chính là làm sạch bề mặt thi công chống thấm: làm sạch bụi bẩn, nước đọng và các chướng ngại vật gây cản trở cho quá trình thi công.
  • Trong trường hợp bề mặt thi công chống thấm bị lỗ rỗ, đọng nước thì không được tô đắp vữa xi măng để che phủ.
  • Trước khi tiến hành thi công chống thấm thì bề mặt thi công phải được để khô tự nhiên hoặc bằng các máy thổi cầm tay.
  • Cố định, định vị và lắp đặt các đường ống cấp thoát nước xuyên bề mặt bê tông (nếu có).

Tiêu chuẩn trong quá trình thi công chống thấm

  • Cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ như găng tay, khẩu trang, kính mắt,.. cho đội thi công chống.
  • Trước khi tiến hành chống thấm phải kiểm tra bề mặt thi công đã đảm bảo chưa.
  • Trộn chất chống thấm đúng theo tỷ lệ. Tuy nhiên tùy vào việc sử dụng vật liệu chống thấm (không nên pha quá loãng hoặc quá đặc) và phải được khuấy đều.
  • Quét lần lượt các lớp vật liệu, hóa chất chống thấm. Tuy nhiên, cần phải có thời gian chờ để bề mặt chống thấm khô, sau đó tiến hành quét lớp thứ 2.

Lưu ý: theo chiều vuông góc với lớp quét trước.

Tổng kết

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tiêu chuẩn chống thấm trong xây dựng hiện nay. Mong rằng, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hay, hấp dẫn sau khi đọc xong bài viết này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về thi công chống thấm cũng như các tiêu chuẩn chống thấm trong xây dựng, các bạn hãy liên hệ hotline 0979.44.5555 để được Công ty Thành Tâm – đơn vị đã có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống thấm tư vấn và giải đáp chi tiết nhất.

]]>
https://chongthambmt.com/tieu-chuan-chong-tham-trong-xay-dung-hien-nay/feed/ 0
[Đánh giá] Top 10 loại keo chống thấm tốt nhất hiện nay https://chongthambmt.com/danh-gia-top-10-loai-keo-chong-tham-tot-nhat-hien-nay/ https://chongthambmt.com/danh-gia-top-10-loai-keo-chong-tham-tot-nhat-hien-nay/#respond Wed, 26 Apr 2023 08:45:23 +0000 https://chongthambmt.com/danh-gia-top-10-loai-keo-chong-tham-tot-nhat-hien-nay/

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại keo chống thấm khác nhau được sử dụng trong thi công công trình, nên rất khó lựa chọn sản phẩm phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn Top 10 loại keo chống thấm chất lượng, hiệu quả được khách hàng ưa chuộng.

Keo chống thấm là gì?

Keo chống thấm với lớp keo kết dính bền chắc, đảm bảo độ bền, độ dẻo, độ dính và đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của nước. Được sản xuất trên dây chuyền tiên tiến, hiện đại, đảm bảo cả quá trình sản xuất không gặp bất cứ sai sót nào.

Tạo sao nên sử dụng keo chống thấm?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chống thấm. Tuy nhiên, sử dụng sản phẩm nào mang lại hiệu quả cũng như có mức chi phí phải chăng thì keo chống thấm là lựa chọn hàng đầu hiện nay nhờ những đặc tính sau:

  • Keo chống thấm là vật liệu xây dựng có sự đàn hồi và kết dính cao. Vì thế chúng có thể sử dụng để chống thấm toàn bộ bề mặt, gia cố, hàn gắn các vết nứt… trong thời gian dài mà không phát sinh bất kỳ tình huống thấm dột nào khác trong quá trình sử dụng.
  • Sản phẩm có thể giãn nở hoặc thay đổi tùy theo sự tác động của điều kiện thời tiết cũng như môi trường bên ngoài. Vì thế các vị trí sàn hoặc trần nhà sẽ không bị rạn nứt hoặc thấm dột khi xuất hiện mưa hoặc nắng…
  • Chất liệu có khả năng bám dính cao với bê tông và xi măng, đồng thời cũng không gây hại với sức khỏe con người, an toàn trong quá trình sử dụng cũng như thi công.

Để đảm bảo được các ứng dụng của keo chống thấm được hiệu quả các bạn cần phải mua được đúng loại và sản phẩm phải chính hãng. Một số sản phẩm keo chống thấm được đánh giá là hiệu quả cao đang có mặt trên thị trường như: Keo chống thấm AWS- 3000; Keo chống thấm AWS-6000; Keo chống thấm AS – 4001SG; Keo trương nở TC-668  …

Các trường hợp cần dùng keo chống thấm

  • Trám bít vết nứt trên bề mặt trần mái nhà bê tông.
  • Chống thấm khe nứt trên bề mặt tường nhà.
  • Chống thấm vết nứt mái, xử lý mối hở, mối bắt vít bị hoen gỉ, điểm tiếp giáp mái tôn,…
  • Dán các khe nứt sàn gỗ, cửa sổ,…
  • Xử lý các mối hở của thanh sắt hoặc các kim loại.

Top 10 loại keo chống thấm tốt nhất được tin dùng

Với kinh nghiệm của một đơn vị chuyên sửa chữa, xử lý chống thấm nhà ở triệt để. Chúng tôi có thể sàng lọc ra một số loại keo chống thấm đáng tin cậy nhất hiện nay.

1. Keo chống thấm AS-4001SG

Keo chống thấm AS-4001SG là loại keo cải tiến đàn hồi có hiệu quả rất cao. Không chứa dung môi, không silicon. Có khả năng chống thấm, sức chịu sự khắc nghiệt của thời tiết tốt, chống được tia UV.

Ưu điểm

Đây là loại keo cải tiến đàn hồi. Với thành phần biến tính, không chứa dung môi, silicon, có khả năng chịu đựng được thời tiết khắc nghiệt, chống lại tia UV.

Điểm mạnh là bám dính tốt nên nó có thể bám dính được trên hầu hết các bề mặt. Sau khi trám keo, bạn có thể sơn lót mà không bị lộ. Đây là một trong những loại keo chống thấm dột hiệu quả mà thợ chống thấm thường dùng.

Ứng dụng

Là sản phẩm chuyên dùng cho các mối nối bê tông trong xây dựng. Điển hình như các mối nối tấm tường, các khe co giãn hay khe co ngót. Được dùng rất nhiều trong việc chống thấm tường nhà.

Trám các khe hở của vành đai cửa, tấm kim loại hay đá tự nhiên.

Có thể trám trét các mối nối tấm alu mà không cần phải có lớp lót. Hay những tấm gỗ, sứ, kim loại đã được mạ, thép không gỉ…

Thông tin sản phẩm

-Màu sắc: Trắng, xám, đen.

– Trạng thái: Dạng bột nhão.

– Dung tích: 600ml, có hình dạng giống cái xúc xích.

– Hạn sử dụng: 12 tháng.

2. Keo chống thấm triệt để TX911

Keo TX911 là loại keo chống thấm trần nhà gốc Polyurethane 2 thành phần, tồn tại ở dạng lỏng. Đây là sản phẩm được đánh giá cao bởi tính đàn hồi, khả năng bám dính và ngăn nước.

Ưu điểm

Tạo màng chống thấm tốt, với sự co dãn, đàn hồi cao. Có thể áp dụng được cho cả những bề mặt dãn nở do nhiệt độ hay bị nứt do kết cấu.

Khả năng bám dính tốt trên nhiều chất liệu như: Hồ vữa, gạch đá, bê tông, gỗ, mái tôn,…

Chịu đựng tốt trong thời tiết nắng mưa, nên không bị lão hóa nhanh như các vật liệu khác.

Ứng dụng

Thi công chống thấm sàn mái bê tông của công trình.

Chống thấm khe nứt trên trần nhà công trình.       

Chống thấm dột vết nứt tường mới, cũ.

Thông số sản phẩm

– Dạng/màu: Chất lỏng/màu trắng.

– Trọng lượng: 27kg.

– Định mức: 1,3 – 1,6kg/m2.

– Bao gồm: Thùng 9kg (A) + thùng 18kg (B)

– Điều kiện lưu trữ: Khô mát có bóng râm, tránh ánh nắng mặt trời.

– Thời hạn sử dụng: 6 tháng nếu lưu trữ đúng cách trong bao bì nguyên chưa mở.

3. Keo chống thấm Silicone Apollo 500

Keo chống thấm Silicone Apollo 500 là một chất trám trét có độ bền và độ đàn hồi cao. Đặc biệt khi tiếp xúc với hơi ẩm chúng sẽ tạo thành một dạng chất dẻo rất bền và có độ bám dính tốt. Bởi vậy đối với công trình ngoài trời hay bên trong nhà thì đây vẫn là một trong những loại sản phẩm được ưu tiên sử dụng hàng đầu. 

Ưu điểm

Độ đàn hồi cao.

Không bị ăn mòn.

Hệ số biến dạng thấp.

Lưu hóa nhanh.

Ứng dụng

Dùng trám trét hệ thống đường ống, khe hở, cửa sổ

Dùng trét cửa kính, cầu thang kính

Thông số sản phẩm

– Màu: Trắng sữa, xám, đen.

– Đóng gói: Dạng chai nhựa.

– Dung tích quy ước 300ml.

4. Keo chống thấm Neomax 820

Là hợp chất chống thấm một thành phần, có dạng lỏng, gốc nhựa copolyme, chứa dung môi. Có tính bám dính và che phủ các vết nứt hiệu quả. Sau khi thi công sẽ hình thành một lớp chống thấm đàn hồi có độ bền cao.

Ưu điểm

Thi công dễ dàng bằng chổi quét, máy phun hoặc con lăn.

Bám dính tốt trên các bề mặt và mặt nền.

Chịu được va đập, chống mài mòn.

Chịu được môi trường hoá chất công nghiệp.

Chống chịu được tia cực tím (UV).

Không độc hại sau khi đã khô hoàn toàn.

Keo chống thấm Neomax 820

Ứng dụng

Phù hợp chống thấm dột cho các bề mặt nằm ngang, hoặc đứng như: sàn mái, ban công, nhà vệ sinh, tường ngoài, vách tầng hầm, bể bơi, bể chứa hóa chất, hố pít thang máy.

Thông số sản phẩm

– Trạng thái: Dạng lỏng.

– Màu sắc: Màu ghi xám.

– Bao bì: 08kg/thùng; 20kg/thùng.

– Bảo quản: bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để sản phẩm trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời; Sản phẩm dễ bắt lửa nên cần bảo quản tránh xa các nguồn lửa.

– Hạn sử dụng: 12 tháng kể từ ngày sản xuất.

5. Keo chống thấm AWS-6000

Keo chống thấm AWS-6000 là vật liệu chống thấm với khả năng kết dính tuyệt vời cho các loại vật liệu xây dựng khác nhau. Là sản phẩm để hàn gắn những vết nứt, một số khe lún, gia cố chất lượng và cản nước tốt nhất. Sản phẩm keo chống thấm AWS-6000 là lớp bảo vệ bền vững cả trong nhà lẫn ngoài trời.

Ưu điểm

Là dòng sản phẩm an toàn với người sử dụng, thân thiện với môi trường xung quanh.

Giúp các vật liệu không bị bay màu, giữ được dáng vẻ tự nhiên không biến dạng.

Bảo vệ bề mặt khỏi các tác nhân ăn mòn của không khí.

Bảo vệ và hạn hạn chế nấm mốc trên các bề mặt khác nhau.

Dùng bảo vệ các bề mặt ngoài khỏi tác động của nước và hơi ẩm.

Tạo cho tường hoặc các bề mặt lớp bảo vệ hiệu ứng lá sen và khả năng không thấm nước cao.

Ứng dụng

Keo chống thấm AWS-6000 sử dụng hiệu quả với các bề mặt silicat như: Gạch, vữa, bê tông, vật liệu gốm hay cemboard, vv…

Thông số sản phẩm

– Thành phần hoạt tính: Silicone.

– Cảm quan: Dung dịch không màu.

– Chống UV: Cực tốt.

– Định mức tiêu hao: Tùy loại vật liệu.

– Môi trường sử dụng: Trong nhà và ngoài trời.

– Nhiệt độ thi công: 5 -35 độ C.

– Bảo quản: 2 năm nơi khô mát.

– Bao bì: can 1 lít, can 4 lít.

6. Keo chống thấm Sika Multiseal

Sika Multiseal là băng keo tự dính gốc Bitum cải tiến gốc cao su phủ lớp phôi nhôm mỏng dùng để dán chống thấm, trám kín, sửa chữa chống lại…

Ưu điểm

Làm từ chất bultin công nghệ mới nhất

Lớp keo dày, độ bám dính cao không bong tróc.

Thích ứng với tất cả mọi điều kiện, cách nhiệt và chịu nhiệt tốt.

Đặc biệt chống thấm nước cực tốt.

Không gây độc hại – Thân thiện với môi trường.

Keo chống thấm Sika Multiseal

Ứng dụng

Sản phẩm được thiết kế chống thấm dột nên sử dụng được trên nhiều các vật liệu khác nhau như Tường nhà nứt, mép gạch hở, mạch ghép kính, bệ cửa sổ, mép mái ngói – mái tôn thủng dột, góc tường, chậu thủng, ống nước…

Thông số sản phẩm

– Xuất xứ: Thụy Sỹ.

– Độ dày của lớp keo: 1.5mm.

– Độ rộng: 5cm, 10cm, 15cm và 20cm.

– Độ dài: 5m.

– Hạn sử dụng: 12  tháng.

– Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

7. Keo PU trương nở TC 668 – Keo chống thấm Polyurethane Foam

SL-668 là keo PU trương nở một thành phần gốc Polyurethane. Keo TC – 668 là keo kị nước, khi tiếp xúc với nước TC-668 phản ứng tạo bọt, phản ứng dãn nở như bọt cao su và giãn nở gấp 33 lần so với thể tích ban đầu nhằm bít kín hoàn toàn những khe hở và lỗ rỗng trong bê tông.

Ưu điểm

Tỷ lệ co cứng là thấp nhất trong lĩnh vực này. Bằng cách sử dụng lượng nhỏ chất phụ gia đặc biệt được phát minh các nghiên cứu thì bọt cứng sẽ không bị phân hủy trong nước. Khi được hình thành bọt kín di động với mật độ cao, nước và độ ẩm có thể xâm nhập vào nó.

Keo TC-668 giúp loại bỏ các chất rắn và ngăn nước thoát ra tại vết nứt. Vì TC-668 có độ nhớt thấp, nên rất dễ dàng để tiêm hoặc bơm lên.

Keo trương nở TC-668 có độ bám dính tốt cho bê tông, không bị ô nhiễm từ bê tông, độ bám dính tốt.

Sản phẩm có thể phản ứng với độ axit của axit hoặc kiềm hoặc thậm chí nước biển mà không ảnh hưởng đến tính chất lý hóa của bọt.

Ứng dụng

Dùng để sửa chữa, trám bít ngăn nước rò rỉ từ các vết nứt trên bề mặt trần nhà và các kết cấu bê tông.

Dùng để chống thấm khe nứt trên bề mặt tường nhà.

Ngăn rò rỉ phần trong của tầng hầm và kết cấu bê tông ngầm.

Dùng để xử lý các mối hở của thanh sắt hoặc các kim loại.

Để chặn rò rỉ và điền kín lỗ rỗng ngầm,các mối hở của thanh sắt hoặc các kim loại.

Dùng để chống thấm vết nứt sàn mái xử lý mối hở, mối bắt vít bị hoen gỉ, điểm tiếp giáp mái tôn,…

Thông số sản phẩm

– Hãng sản xuất: Hàn Quốc.

– Đóng gói: Can 18 lít.

– Nhiệt độ bảo quản: Lưu trữ trong nhiệt độ từ 10 ~25 không có độ ẩm.

– Lưu trữ nó trong khu vực mát mẻ.

– Hạn sử dụng : 12 tháng kể từ ngày sản xuất .Trong điều kiện đóng kín tuy nhiên nó có thể hỏng theo khu vực và điều kiện lưu trữ. Nên sử dụng nó càng sớm càng tốt nếu có thể.

8. Keo chống thấm gốc Acrylic – Polytex

Khi nhắc tới các loại keo chống thấm tốt nhất, bạn không thể bỏ qua Polytex gốc Acrylic. Đây là sản phẩm chống thấm chống thấm chuyên dụng được sản xuất nhằm mục đích chống thấm tường. Ngoài ra, trong một số trường hợp, người ta cũng sử dụng Acrylic để chống thấm cho gạch, đá.

So với các loại vật liệu chống thấm khác, tính đàn hồi và khả năng chống thấm của Acrylic không hề kém cạnh. Trong thành phần của loại kem chống thấm này có chứa Acrylic tinh khiết với đặc tính dẻo, dễ thi công.

Ưu điểm

Keo chống thấm gốc Acrylic sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật mà không phải sản phẩm chống thấm nào cũng có.

Sản phẩm này được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Vì thế, Acrylic không chỉ có khả năng kết dính tốt trên nhiều bề mặt mà còn rất an toàn cho sức khỏe người dùng.

Bên cạnh công dụng chống tốt, Acrylic còn có công dụng kháng tia UV, chống chọi sự ăn mòn của thời tiết đem tới khả năng chống thấm và độ bền vượt trội. Ngoài ra, một số dòng sản phẩm sơn chống thấm gốc Acrylic còn có màu sắc trang nhã, phù hợp với thị hướng của đa số người dùng.

Thông tin sản phẩm:

  • Màu sắc: Trắng/xám
  • Trạng thái: Dạng lỏng hoặc bột nhão.
  • Đóng gói: 20kg/thùng.
  • Hạn sử dụng: 2 năm.

Ứng dụng

Polytex được ứng dụng để làm lớp phủ bảo vệ và chống thấm cho nhiều loại kết cấu khác nhau:

Chống thấm bê tông mái dốc, mái chất liệu kim loại hoặc khoáng chất amiăng;

Lớp phủ bảo vệ đường hầm hoặc trong các bãi đỗ xe;

Lớp phủ bảo vệ mặt các cây cầu;

Lớp phủ chống nóng.

9. Keo chống thấm, chịu nhiệt Silicone RTV

Keo chống thấm, chịu nhiệt Silicone RTV là sản phẩm được sản xuất dưới dạng keo lỏng, chuyên dùng để khắc phục các vết nứt hoặc lỗ thủng có kích thước nhỏ. Mặc dù, không quá nổi tiếng trên thị trường nhưng keo chống thấm RTV Silicone vẫn khiến nhiều người yêu thích bởi giá thành rẻ và thành phần gốc silicone an toàn.

Ưu điểm

Keo chống thấm, chịu nhiệt Silicone RTV có nhiều ưu điểm. Trước tiên là khả năng chống thấm nước và chịu nhiệt cực kỳ tốt. Ở trạng thái khô, keo chống thấm RTV có thể chịu được tác động của nhiệt độ lên tới 260 độ. Ngoài ra, RTV còn đảm bảo độ bền cả trong môi trường có các loại dầu nhớt và hóa chất.

Tốc độ khô của keo chống thấm RTV silicone rất nhanh. Nhờ đó, gia chủ hay nhà thầu không cần mất nhiều thời gian chờ đợi để chuyển sang các giai đoạn thi công tiếp theo. Bề mặt chống thấm tạo thành từ sản phẩm này bóc tách rất dễ dàng và thuận tiện cho việc vệ sinh, sửa chữa.

Thông tin sản phẩm

  • Trạng thái tồn tại: Keo lỏng
  • Dạng đóng gói: Tuýp.
  • Trọng lượng: 100g

Ứng dụng

Keo chống thấm, chịu nhiệt RTV Silicone có thể ứng dụng chống thấm trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

  • Chống dò bể nước;
  • Chống thấm nước qua kẽ nứt;
  • Bịt kẽ hở trên các bề mặt.

10. Keo chống thấm Nhật Bản Taiko

Taiko (Nhật Bản) là một thương hiệu sản xuất vật liệu xây dựng, chống thấm vô cùng nổi tiếng. Keo chống thấm (hay keo quét) Taiko được nhà thầu tại nhiều quốc gia tin dùng.

Tại Việt Nam, cũng có không ít các đơn vị nhập khẩu và phân phối keo quét chính hãng Taiko. Vì vậy, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và mua sản phẩm này thông qua nhiều kênh khác nhau.

Ưu điểm

Keo chống thấm Nhật Bản Taiko dễ dàng bám dính trên nhiều loại bề mặt và vật liệu khác nhau như bê tông, gạch men, đá hoa, tôn,… Đặc biệt, hệ số giãn nở của sản phẩm này còn có khả năng thay đổi theo các yếu tố môi trường. Chính vì vậy, keo chống thấm Taiko được sử dụng trong nhiều kiểu khí hậu: khô nóng, ẩm ướt,….

Thành phần của loại keo chống thấm này cũng rất an toàn, không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người hay môi trường. Mặt khác, Taiko là một trong số ít các loại keo chống thấm có thể sử dụng cả cho chống thấm ngược và chống thấm thuận.

Lớp chống thấm tạo thành từ keo quét Taiko không chỉ chắc chắn mà còn có độ bền cực cao.

Thông tin sản phẩm

  • Nhãn hiệu: Taiko
  • Bảo hành: 24 tháng
  • Màu sắc: Đen nâu và trắng
  • Thể tích: 1 lít
  • Phụ kiện đi kèm: Dụng cụ quét (lăn) và vải sợi chuyên dụng

Ứng dụng

  • Trám và bịt kín các khe nứt;
  • Chống thấm mọi kết cấu trong công trình như tường nhà, mái, sân thượng, nhà tắm,…

Lựa chọn một loại keo chống thấm chất lượng, phù hợp với mục đích và bề mặt sử dụng vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến độ bền của bề mặt. Hy vọng, với những gợi ý trên đây của chúng tôi đã giúp bạn tìm được sản phẩm phù hợp với yêu cầu, giúp công trình giữ mãi vẻ bền đẹp và sự tiện lợi khi sử dụng.

]]>
https://chongthambmt.com/danh-gia-top-10-loai-keo-chong-tham-tot-nhat-hien-nay/feed/ 0
Flinkote là gì? Cách chống thấm bằng Flinkote hiệu quả https://chongthambmt.com/flinkote-la-gi-cach-chong-tham-bang-flinkote-hieu-qua/ https://chongthambmt.com/flinkote-la-gi-cach-chong-tham-bang-flinkote-hieu-qua/#respond Wed, 26 Apr 2023 08:45:15 +0000 https://chongthambmt.com/flinkote-la-gi-cach-chong-tham-bang-flinkote-hieu-qua/

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm chống thấm để cho bạn lựa chọn, nhưng chống thấm bằng Flinkote vẫn chiếm được thiện cảm của người sử dụng và luôn được ưa chuộng. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về Flinkote và cách chống thấm bằng Flinkote hiệu quả.

Flinkote là gì?

Flinkote là sản phẩm của Tập đoàn SHELL, một trong các tập đoàn về hóa dầu lớn nhất trên thế giới. Flintkote là một loại loại nhũ tương bitum chống thấm toàn diện, không pha sợi khoáng, ổn định một thành phần và khi khô tạo thành lớp màng chống thấm đàn hồi, bền vững theo thời gian. Đặc biệt, Flintkote không bị chảy xệ khi sử dụng trên bề mặt dựng đứng hoặc mềm lún ở nhiệt độ cao.

Flinkote được sử dụng để làm gì?

Cũng nhờ những lợi ích vượt trội trên, Flinkote được ứng dụng rộng rãi trong việc bảo vệ các công trình như:

  • Chống thấm ở các khu vực ẩm ướt như: nhà vệ sinh, phòng tắm, nhà bếp, bể chứa nước.
  • Chống thấm mái nhà, mái tôn, mái che lộ thiên.
  • Chống thấm ban công, tầng hầm, tường chắn, bồn hoa,..
  • Chống thấm mái nhà, mái tôn, mái che lộ thiên.
  • Chống thấm khối/sàn bê tông có hoặc không có lớp bảo vệ.
  • Bảo vệ các bề mặt sắt thép.

Tham khảo thêm: Các loại Sika chống thấm được tin dùng hiện nay

Cách chống thấm bằng Flinkote

Ưu điểm Flintkote

  • Nhũ tương bitum này có khả năng chống chọi với thời tiết cực kỳ tốt, ngay cả thời tiết khí hậu khắc nghiệt thay đổi thất thường như ở Việt Nam cũng không có vấn đề.
  • Đây là sản phẩm dạng hỗn dịch, được trộn sẵn đóng thùng. Vì thế, người mua chỉ việc mở nắp và sử dụng luôn.
  • Dễ dàng sử dụng bằng các vật dụng đơn giản như chổi, bay trát, cọ lăn khi thi công chống thấm
  • Flinkote tạo thành lớp phủ liền mạch và không có mối nối trên bề mặt nền.
  • Gốc nước và không độc nên rất an toàn.
  • Khi khô thì sẽ tạo thành lớp màng chống thấm bền bỉ, đàn hồi và mang lại hiệu quả cao.
  • Sử dụng Flinkote không bị chảy hoặc lún ở nhiệt độ cao.
  • Kết dính bền chặt với mặt nền nên giúp ngăn ngừa không cho nước thấm vào giữa lớp màng và lớp nền.
  • Có thể thi công trên bề mặt ẩm ướt nhưng không có nước đọng như bề mặt bê tông mới đổ.

Tham khảo thêm: Dịch vụ chống thấm tường công ty Thành Tâm

Cách chống thấm

Tương tự như các loại vật liệu chống thấm khác, quy trình chống thấm bằng Flinkotes  cũng bao gồm 3 bước cơ bản là chuẩn bị bề mặt, thi công và thử nước, nghiệm thu. Tuy nhiên khâu thi công của Flinkote sẽ có những điểm khác biệt nhất định để đảm bảo hiệu quả chống thấm tốt nhất.

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Vệ sinh bề mặt cần chống thấm: làm sạch cát bụi, xử lý, trám trét các vết nứt, lỗ hổng trên bề mặt.
  • Xóa bỏ mọi bụi bẩn, dầu mỡ trên bề mặt cần chống thấm, việc này vừa giúp tăng khả năng kết dính của Flinkote với các loại vật liệu xây dựng khác như cát, gạch vừa tiết kiệm nguyên liệu chống thấm. Đây là bước đầu rất quan trọng giúp ngăn chặn đến 80% khả năng thấm lại

Bước 2: Thi công chống thấm

  • Đầu tiên, quét lớp 1 lớp lót Flinkote và chờ vật liệu chống thấm xây dựng này thẩm thấu hoàn toàn vào trong lớp vữa/ bê tông. Vì là lớp lót nên bạn cần pha Flinkote với nước theo tỉ lệ 1:1 với định lượng 0,2l/m2.
  • Sau khi lớp lót đã khô thoáng, tiếp tục quét lớp Flinkote thứ 2 nguyên chất với định lượng 0,5l/m2. Chú ý, khi thi công lớp thứ 2 không cần pha với nước, có thể dùng sản phẩm nguyên chất quét lên bề mặt lớp 1 theo một chiều nhất định để tạo thành một lớp màng dẻo.
  • Khi lớp chống thấm đã khô, tiếp tục quét lớp Flinkote thứ 3 với định lượng như trên nhưng theo chiều vuông góc với lớp ban đầu. Điều này giúp tăng khả năng ngăn chặn hiện tượng nước rò rỉ từ nhà ra ngoài hoặc nước từ phía ngoài ngấm vào trong.
  • Vẩy nhẹ đều 1 lớp cát khô mỏng, sạch lên lớp Flinkote vừa quét.
  • Cuối cùng là phủ ngoài một lớp vữa cát xi măng hoặc lát gạch chống ngấm nước lên để hoàn tất.

Bước 3: Thử nước và nghiệm thu

Đơn vị thi công tiến hành thử nước theo các tiêu chuẩn của chống thấm Flinkote và nghiệm thu công trình. Hoàn tất quá trình thi công chống thấm.

Lưu ý: Khi thực hiện thi công chống thấm Flintkote ở giữa lớp 1 và 2 hoặc 2 và 3 có thể dùng lớp lưới thủy tinh gia cường để tăng độ đàn hồi, khả năng chống thấm tốt hơn. Ngoài ra, tại những vị trí trí chân tường góc cạnh, những chỗ lồi lõm cần phải thực hiện chống thấm cẩn thể để đảm bảo Flinkote đã được tiếp xúc đều trên bề mặt.

 

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Flinkote là gì? Cách chống thấm bằng Flinkote hiệu quả. Hy vọng bài viết đã phần nào cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn một loại vật liệu chống thấm phù hợp và hiệu quả!

]]>
https://chongthambmt.com/flinkote-la-gi-cach-chong-tham-bang-flinkote-hieu-qua/feed/ 0
Top 7 sơn chống thấm ngoài trời tốt nhất 2023 https://chongthambmt.com/top-7-son-chong-tham-ngoai-troi-tot-nhat-2023/ https://chongthambmt.com/top-7-son-chong-tham-ngoai-troi-tot-nhat-2023/#respond Wed, 26 Apr 2023 08:45:09 +0000 https://chongthambmt.com/top-7-son-chong-tham-ngoai-troi-tot-nhat-2023/

Sơn chống thấm là công đoạn không thể bỏ qua khi tiến hành sơn nhà, bởi nó bảo vệ ngôi nhà bạn trong mọi thời tiết, mang vẻ đẹp thẩm mỹ bền bỉ theo thời gian. Vì vậy, hãy lựa chọn loại sơn chống thấm chất lượng ngay từ khi bắt đầu khởi công. Trên thị trường có rất nhiều loại sơn nên bạn sẽ gặp khó khăn khi lựa chọn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn top 7 sơn chống thấm ngoài trời tốt nhất 2023.

Sơn chống thấm là gì?

Sơn chống thấm là một hợp chất hóa học dạng nước, nó bao gồm các liên kết hóa học chặt chẽ, kết hợp cùng độ co giãn của chất keo cao, tạo thành một lớp màng sơn có khả năng bảo vệ bề mặt công trình như tường bê tông, xi măng, sàn nhà… Nhờ có lớp sơn này mà công trình xây dựng sẽ tránh được tình trạng thấm dột, giúp nó trở nên kiên cố và vững bền hơn trước những hiện tượng thời tiết cực đoan.

Tham khảo thêm: 10 vật liệu chống thấm tốt nhất

Ưu điểm của sơn chống thấm ngoài trời

Là một trong những biện pháp ngăn nước tối ưu cho các công trình, sơn chống thấm tường ngoài trời mang đến nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Ngăn cản lại sự xâm nhập của nước từ bên ngoài vào trong nhà, bảo vệ cho lớp tường của công trình luôn kiên cố, bền vững, tránh thấm dột, hỏng hóc, bong tróc, giúp bạn tiết kiệm được những khoản chi phí sửa chữa.
  • Sơn chống thấm có thời gian thi công nhanh chóng, cách làm đơn giản, không yêu cầu máy móc hay bất kỳ thiết bị hỗ trợ nào.
  • Bên cạnh khả năng chống chịu nước, chống thấm dột, sơn chống thấm ngoài trời còn đảm nhiệm thêm chức năng nữa là trang trí.
  • Bảo vệ an toàn cho các thiết bị, đồ đạc bên trong nhà. Đặc biệt là các loại thiết bị điện tử kê sát tường
  • Sơn chống thấm ngoài trời đa dạng về chủng loại và chức năng, đáp ứng những nhu cầu sử dụng khác nhau của khách hàng.

Top 7 sơn chống thấm ngoài trời tốt nhất 2023

1. Sơn chống thấm Dulux

Sơn chống thấm Dulux được cấu tạo từ nhựa acrylic chống thấm, chất màu, phụ gia và nước, với công nghệ Hydroshield đặc biệt giúp bề mặt đanh chắc hơn, cho khả năng chống thấm vượt trội thích hợp cho các cấu trúc xi-măng và bê tông như tường nhà.

sơn chống thấm dulux

Sơn chống thấm tường nhà Dulux với khả năng chống thấm gấp 2 lần, không pha xi măng, che phủ khe nứt nhỏ, bề mặt sáng đẹp, đồng thời có khả năng chống rêu mốc và chống kiềm hóa.

Ưu điểm

  • Chống thấm hiệu quả: Sơn chống thấm tường nhà Dulux với khả năng chống thấm gấp 2 lần so với các sản phẩm chống thấm tường đứng phổ biến trên thị trường hiện nay
  • Màu sắc sáng đẹp: Ngoài việc đảm bảo tính năng quan trọng nhất là chống thấm, thì còn phải giúp tăng giá trị thẩm mỹ của công trình với màu ghi nền nhã nhặn, Dulux làm cho bề mặt sáng đẹp.
  • Dễ dàng thi công: Dulux không cần trộn xi măng nên rất dễ sử dụng, thêm vào đó là khả năng chống kiềm hoá và chống rêu mốc cao.

Ứng dụng

Sử dụng từ trong ra ngoài cho các bề mặt nằm ngang, thẳng đứng và chống thấm được thi công sau khi xong phần xây, trát tường mộc và trước khi thi công phần hoàn thiện.

2. Sơn chống thấm tường nhà Jotun

Sơn Jotun chống thấm, hay còn gọi là sơn Jotun WaterGuard, đây là một sản phẩm sơn được sản xuất theo công nghệ hiện đại, sử dụng gốc acrylic biến tính mang lại những ứng dụng tuyệt vời.

Ưu điểm

  • Chống thấm tối ưu, ngăn chặn công trình khỏi sự thấm nước, đảm bảo màu sơn luôn đẹp theo thời gian, thách thức mọi hiện tượng thời tiết cực đoan.
  • Sơn chống thấm ngoài trời Jotun có độ đàn hồi cao, có khả năng che phủ các vết nứt nhỏ.
  • Sơn chống thấm Jotun không cần pha với xi măng, đem lại hiệu quả thi công cao, dễ dàng cho người sử dụng.
  • Loại sơn này cho khả năng khô cực nhanh, không có nhiều mùi độc hại, an toàn cho sức khỏe con người.
  • Đa dạng về màu sắc để khách hàng chọn lựa.

Ứng dụng

Sơn Jotun chống thấm trên mọi bề mặt tường, như tường bê tông, tô vữa, hoặc những không gian ngoại thất, nội thất,

3. Sơn chống thấm Kova

Là loại sơn chống thấm tường ngoài nhà, sơn chống thấm Kova được tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan.

Ưu điểm

  • Sơn ngăn chặn sự thấm nước từ ngoài vào, độ bền cao lên đến 15 năm vẫn đem lại chất lượng tốt.
  • Sản phẩm sơn Kova có khả năng chịu mài mòn, chịu nước mặc, sự kháng kiềm cao.
  • Sơn Kova không chứa các chất độc hại, an toàn cho người thi công và sử dụng.

Ứng dụng

Sử dụng chống thấm cho bề mặt tường, sàn bê tông, tầng hầm, bể nước, sàn nhà vệ sinh…

4. Sơn chống thấm Lucky Paint

Sơn chống thấm Lucky Paint được cấu tạo từ nhựa acrylic, chất tạo màu không chì, chất phụ gia, chống thấm gốc nước… tạo nên lớp sơn mịn, bền vững và kiên cố theo thời gian.

Ưu điểm

  • Sơn lên màu chuẩn, sang trọng, đẹp mắt, tăng thêm tính thẩm mĩ cho ngôi nhà.
  • Bề mặt sơn có khả năng chịu mài mòn cao, chống bám bụi, chống ố, lại dễ dàng lau chùi mà không sợ hư hại về màu sắc sơn.
  • Sơn chống thấm nước cực tốt, ngăn ngừa nấm mốc, rong rêu, thích hợp với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều như ở miền Bắc Việt Nam.
  • Đặc biệt sơn chống thấm Lucky có chứa các thành phần diệt khuẩn siêu việt và không gây dị ứng khi tiếp xúc,.

Ứng dụng

Sơn chống thấm Lucky Paint đặc biệt là thích hợp với cấu trúc xi măng cho nội, ngoại thất nhà.

5. Sơn chống thấm Spec

Sơn chống thấm Spec là hợp chất chống thấm thể lỏng được cấu tạo bởi 2 dòng nhựa Pure Acrylic và Styrence Acrylic khi sử dụng kết hợp với xi măng theo tỷ lệ 1:1 làm tăng khả năng chống thấm và khả năng bám dính cực tốt cho các bề mặt.

Ưu điểm

  • Bề mặt sơn láng mịn và bóng nhẹ, độ che phủ cao, chống nóng, dễ dàng lau chùi.
  • Sơn Spec là dòng sơn có nhiều màu sắc, gam màu tươi sáng, hiện đại.
  • Là loại sơn được sản xuất thành phẩm không chất độc hại, thân thiện với con người và môi trường.

Ứng dụng

Sơn chống thấm Spec thích hợp chống thấm cho tường đứng, sàn nhà vệ sinh

6. Sơn chống thấm Mykolor

Mykolor là thương hiệu nổi tiếng của tập đoàn 4 Oranges, cũng là một thương hiệu sơn chống thấm nổi tiếng ở thị trường Việt Nam. Sơn chống thấm ngoài trời Mykolor có chất lượng rất tốt, bảo vệ ngôi nhà khỏi các tác nhân mưa gió, nắng đem lại thẩm mỹ cao cho ngôi nhà.

Ưu điểm

  • Có khả năng bảo vệ tường rất tốt, màu sắc đa dạng sắc nét.
  • Loại sơn này có khả năng kháng được đến 5 loại vi khuẩn thường xuất hiện trong không khí gây hại cho con người.
  • Sản phẩm thân thiện với môi trường vì không chứa chì và thủy ngân

Ứng dụng

Sơn chống thấm Mykolor còn giúp chống thấm các bề mặt như tường nhà, ban công, nhà vệ sinh, sân thượng,…

7. Sơn chống thấm ngoài trời Sika

Sơn chống thấm ngoài trời Sika có dạng sệt gốc Acrylic đàn hồi chức năng nổi bật chống tia UV.

Ưu điểm

  • Khả năng thẩm thấu tạo tinh thể, hình thành lớp màng bảo vệ chống nước cực tốt.
  • Hiệu quả thi công triệt để cho nhiều công trình.
  • Dễ dàng trong thi công, không đòi hỏi kỹ thuật quá phức tạp.
  • An toàn, thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.
  • Có khả năng chống thấm cao, phù hợp với nhiều công trình, giá thành hợp lý.

Ứng dụng

Sơn chống thấm Sika được sử dụng để chống thẩm thấu nước cho các bề mặt tường của ngôi nhà như : tường xây gạch, tường hồ dầu, tường quét vôi, tường xi măng…

Quy trình thi công sơn chống thấm ngoài trời

Bước 1: Vệ sinh bề mặt

Bạn có thể sử dụng giấy nhám, giấy giáp để làm nhẵn bề mặt chuẩn bị sơn và làm sạch bề mặt. Giúp bề mặt bằng phẳng, nhẵn mịn tạo thẩm mỹ cho bức tường khi sơn.

Bước 2: Khắc phục các điểm nứt, lỗ và lỗi trên tường

Đây là quy trình giúp che đi các vết nứt, vỡ. Bạn có thể dùng bột trét tường để bịt kín các lỗ này. Vừa đảm bảo thẩm mỹ, vừa tiết kiệm sơn, và chống thấm được nhanh và hiệu quả.

Bước 3: Thi công chống thấm

Nên sơn ít nhất 2 lớp để đảm bảo sơn phát huy hiệu quả nhất. Mỗi lớp cách nhau khoảng 3h đồng hồ trong điều kiện khô ráo.

 

Hy vọng qua bài chia sẻ “Top 7 sơn chống thấm ngoài trời tốt nhất 2023” của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn được loại sơn chất lượng và xử lý vấn đề của ngôi nhà mình một cách hiệu quả.

]]>
https://chongthambmt.com/top-7-son-chong-tham-ngoai-troi-tot-nhat-2023/feed/ 0
Định mức Sikatop Seal 107 và cách sử dụng & Giá bán https://chongthambmt.com/dinh-muc-sikatop-seal-107-va-cach-su-dung-gia-ban/ https://chongthambmt.com/dinh-muc-sikatop-seal-107-va-cach-su-dung-gia-ban/#respond Wed, 26 Apr 2023 08:45:03 +0000 https://chongthambmt.com/dinh-muc-sikatop-seal-107-va-cach-su-dung-gia-ban/

Sikatop Seal 107 là một trong những loại vật liệu chống thấm được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả chống thấm dột tối ưu thì người sử dụng phải dùng đúng định mức Sikatop Seal 107. Bài viết hôm nay chia sẻ đến các bạn định mức Sikatop Seal 107 chuẩn trong thi công chống thấm và một số lưu ý quan trọng khi sử dụng loại vữa chống thấm này.

Ưu điểm và ứng dụng của vật liệu chống thấm Sikatop Seal 107

Sikatop Seal 107 là vữa chống thấm gốc xi măng polyme cải tiến 2 thành phần, được dùng để thi công lên bề mặt vữa và bê tông nhằm ngăn cản sự thấm nước.

Những ưu điểm của Sikatop Seal 107

  • Sản phẩm đóng gói gồm 2 thành phần A/B với tỷ lệ định sẵn nên rất thuận tiện trong việc pha trộn và thi công.
  • Vữa chống thấm có độ sệt như hồ dầu có thể dễ dàng thi công bằng bay, con lăn,…
  • Kết dính rất tốt với các bề mặt đặc chắc, đặc biệt là bê tông.
  • Khả năng chống thấm tốt, giúp ngăn chặn sự ngấm nước thông qua kết cấu hiệu quả.
  • Có độ đàn hồi nhẹ.
  • Có khả năng chống lại quá trình cacbonat hóa.
  • Không độc hại, không bị ăn mòn nên có thể ứng dụng trong thi công chống thấm bể nước.

Ứng dụng của vữa chống thấm Sikatop Seal 107

Với những ưu điểm kể trên, vữa chống thấm Sikatop Seal 107 được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình lớn nhỏ như:

  • Thi công chống thấm bên trong và ngoài cho công trình xây dựng, nhà ở.
  • Thi công chống thấm bể nước uống, tầng hầm, ban công, sân thượng, tường chắn, cầu,…
  • Phục vụ công tác sửa chữa hoặc bảo vệ để chống sương giá, các tác nhân khử băng.
  • Dùng để trám khe, các vết nứt nhỏ, vết nứt chân chim,…trên bề mặt bê tông.

Xem thêm: Các loại Sika chống thấm tốt nhất

Định mức Sikatop Seal 107 trong thi công chống thấm

Tùy thuộc vào từng hạng mục cần thi công chống thấm mà định mức Sikatop Seal 107 được sử dụng sẽ có sự chênh lệch để đảm bảo hiệu quả chống thấm dột tối ưu. 

Khối lượng thể tích: 

  • Thành phần A: ~1.02 kg/lít 
  • Thành phần B: ~1.40 kg/lít (khối lượng thể tích đổ đống) 
  • Vữa mới trộn: ~2.10 kg/lít

Tỷ lệ trộn vữa

Để đạt được độ sệt như hồ dầu, các bạn trộn vữa theo tỷ lệ sau đây:

  • Thành phần A:B = 1:4,0 theo khối lượng. 
  • Thành phần A:B = 1:2,9 theo thể tích.

Định mức Sikatop Seal 107 cho từng hạng mục

  • Chống thấm phòng tắm, sân thượng, ban công: 1.5 Kg/m2/lớp 
  • Chống thấm cho những hạng mục có áp lực nước lên đến 1m: 1.5 Kg/m2/lớp 
  • Chống thấm cho những hạng mục có áp lực nước trên 1m (hoặc chống sương giá) : 2.0 Kg/m2/lớp 
  • Độ dày của mỗi lớp: Tối đa 2 mm 

Lưu ý: Thi công tối thiểu 2 lớp trở lên mới có hiệu quả chống thấm. Với những nơi bị thấm nước trầm trọng, có thể thi công 3 lớp để đạt hiệu quả chống thấm tốt nhất.

Những lưu ý khi pha trộn và thi công chống thấm bằng Sikatop Seal 107

Ngoài sử dụng đúng định mức Sikatop Seal 107, cần lưu ý thêm một số điều sau khi thi pha trộn và thi công chống thấm: 

Lưu ý khi pha trộn

  • Trộn Sikatop Seal 107 trong thùng đã được làm sạch và khô ráo. 
  • Nên cho thành phần dạng bột dần dần vào thành phần dạng lỏng rồi khuấy cho đều khoảng 500 vòng/ phút với cần trộn điện.

Chuẩn bị bề mặt thi công

  • Bề mặt thi công phải được làm sạch, đảm bảo khô ráo, không dính dầu, tạp chất. 
  • Đục bỏ đi những khối bê tông không đặc chắc.
  • Có thể làm sạch bề mặt bằng bàn chổi sắt hoặc máy mài.
  • Với bề mặt hút nước cần được bão hòa trước khi thi công lớp đầu tiên.

Tiến hành thi công

  • Vữa sau khi trộn nên thi công bằng con lăn, chổi nylon cứng (chổi quét sơn) hoặc máy phun sơn áp lực.
  • Để bề mặt thứ nhất đông cứng lại từ 4 – 8 giờ ở nhiệt độ trên 20 độ C, trước khi thi công lớp thứ 2.
  • Nếu lớp thứ hai được thi công sau 12 giờ thì phải làm ướt lớp thứ nhất bằng nước hoặc phun sương tạo ẩm.
  • Khi thi công trên sàn, để tránh làm tổn hại đến lớp thứ nhất,  nên thi công lớp thứ hai sau 24 giờ.

Một số lưu ý khác về định mức Sikatop Seal 107

  • Thời gian cho phép thi công: khoảng 30 phút (ở nhiệt độ 27 độ C/ độ ẩm môi trường 65%).
  • Nhiệt độ thi công: Tối thiểu 8oC – Tối đa 40oC
  • Sikatop Seal 107 không kháng tia tử ngoại trong thời gian dài nên với các bề mặt lộ thiên cần phải được bảo vệ bằng sơn phản chiếu hoặc vữa trát. 
  • Không sử dụng vữa chống thấm Sikatop Seal 107 đối với những bề mặt chịu sự đi lại trực tiếp.

Trên đây là các thông tin về ưu điểm, ứng dụng cũng như định mức Sikatop Seal 107 trong thi công chống thấm. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích cho các bạn khi cần thi công chống thấm dột để đạt hiệu quả kháng nước tối ưu.

Giá bán lẻ: 780.000/ 1 bộ; Gồm 2 thành phần tổng trọng lượng 25kg

Hotline đặt hàng: 0979 44 5555

Cấp đại lý toàn quốc hoặc Khách hàng nhập sỉ vui lòng liên hệ để được tư vấn chi tiết.

Hotline: 0979 44 5555

]]>
https://chongthambmt.com/dinh-muc-sikatop-seal-107-va-cach-su-dung-gia-ban/feed/ 0
Top 10 vật liệu chống thấm tốt nhất 2023 https://chongthambmt.com/top-10-vat-lieu-chong-tham-tot-nhat-2023/ https://chongthambmt.com/top-10-vat-lieu-chong-tham-tot-nhat-2023/#respond Wed, 26 Apr 2023 08:44:56 +0000 https://chongthambmt.com/top-10-vat-lieu-chong-tham-tot-nhat-2023/

Vật liệu chống thấm hiện nay rất đa dạng. Thế nhưng không phải loại vật liệu nào cũng mang đến hiệu quả chống thấm tối ưu. Dưới đây là tổng hợp top 10 vật liệu được đánh giá là có khả năng chống thấm tốt nhất.

Vật liệu chống thấm là gì?

Vật liệu chống thấm là những vật dụng có khả năng bảo vệ các công trình xây dựng khỏi sự thấm nước từ môi trường bên ngoài hoặc bên trong. Bên ngoài ví dụ như nước mưa, bên trong ví dụ như nước hồ bơi. Các vật liệu chống thấm sẽ giúp tăng tuổi thọ của công trình xây dựng cũng như giúp người sử dụng an tâm, thoại mái trong quá trình sử dụng.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại vật liệu chống thấm khác nhau. Mỗi loại sẽ thích hợp sử dụng trong một số trường hợp cụ thể, giúp tăng cao chất lượng thi công chống thấm. Dưới đây, chúng tôi sẽ nêu lên 10 loại vật liệu chống thấm phổ biến nhất hiện nay và ứng dụng của chúng.

10 vật liệu chống thấm tốt nhất 2023

1. Sikaproof membrane

Sikaproof membrane là loại vật liệu chống thấm màng lỏng bitum polyme cải tiến gốc nước, một thành phần, thi công nguội.

Sikaproof membrane được nhiều nhà thầu, chủ công trình lựa chọn để thi công chống thấm nhờ những ưu điểm vượt trội sau:

  • Tác dụng chống thấm, ngăn thấm nước hoàn hảo.
  • Dễ dàng thi công bằng chổi hoặc bình phun.
  • Khả năng kết dính cao, có khả năng che lấp các vết nứt tốt.
  • Thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe con người.

Ứng dụng của Sikaproof membrane

  • Làm lớp chống thấm dưới lòng đất cho bề mặt bê tông và vữa trát.
  • Chống thấm sàn mái phẳng cho nhà chung cư, nhà ống,… 
  • Chống thấm ban công. 
  • Chống thấm nhà vệ sinh.

2. Sơn chống thấm Kova CT-11A

Được đánh giá là 1 trong những loại sơn chống thấm tốt nhất trên thị trường, Kova CT-11A có tác dụng ngăn chặn hiệu quả tình trạng thấm dột, thích hợp cho các bề mặt tường đứng bê tông hoặc vữa xi măng. 

Ưu điểm của sơn chống thấm Kova CT-11A:

  • Có khả năng liên kết cực tốt với bê tông, vữa xi măng, giúp bảo vệ tường hoàn hảo.
  • Độ bền cao trên 15 năm. 
  • Khả năng chịu tia UV, chịu mài mòn, chịu nước mặn, kháng kiềm.
  • Không chứa chì, thủy ngân và các hóa chất độc hại, an toàn với sức khỏe người dùng.

Ứng dụng

Ngoài thi công chống thấm tường như đúng khẩu hiệu “chống thấm tường” trên bao bì, Kova CT-11A còn áp dụng cho nhiều bề mặt khác như ban công, sân thượng, sàn bếp, tầng hầm, bể bơi, chân tường, mặt sàn bê tông,…

3. Chất chống thấm Polyurea

Polyurea là vật liệu chống thấm cao cấp dạng polymer được ứng dụng rất phổ biến trong thi công xây dựng hiện nay. 

Những ưu điểm của chất chống thấm Polyurea:

  • Thi công nhanh chóng, đơn giản bằng cách quét hoặc phun.
  • Khả năng bám dính tốt trên tất cả các bề mặt.
  • Độ bền cao, tuổi thọ có thể lên đến 20 năm nếu thi công 2 – 3 lớp.
  • Khả năng chịu va đập cao, không trầy xước, không nứt, không bong bật dưới ảnh hưởng của thời tiết.
  • Không thấm nước, có độ liền mạch và đàn hồi cao.
  •  Không chứa chất gây hại cho sức khỏe, an toàn cho người dùng.

Ứng dụng của Polyurea

Với những ưu điểm kể trên, Polyurea được nhiều nhà thầu lựa chọn để thi công chống thấm bể nước, tầng hầm, nhà cửa, chống thấm sàn cho bãi đỗ xe, nhà máy, nhà kho, xử lý các vết nứt khe hở và chống thấm cho tất cả các cấu trúc bằng bê tông.

4. Màng chống thấm tự dính Bitustick

Bitustick là màng chống thấm polymer biến tính tự dính, có gốc bitum dạng tấm, một mặt được phủ lớp HDPE và một mặt phủ màng Silicon. Sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn BS 8102.

Các ưu điểm của màng chống thấm tự dính Bitustick:

  • Khả năng bám dính tốt trên nhiều bề mặt, đặc biệt là các bề mặt nằm ngang hoặc thẳng đứng.
  • Chống thấm tốt, ngăn ngừa thấm nước tối đa, giúp công trình được bảo vệ tốt nhất.
  • Thi công nguội, nhanh chóng, dễ dàng.
  • Kháng nhiệt tốt, chống xâm thực Clo, Sunphat, kiềm loãng và Axit.
  • Có khả năng kháng xe và kháng đâm xuyên.

Ứng dụng

Màng chống thấm được dùng để chống thấm, kháng nước cho nhiều hạng mục công trình như mái nhà, ban công, bể nước, bể bơi, tầng hầm, tường ngoài,….

5. Sơn Epoxy chống thấm

Sơn Epoxy cũng là loại vật liệu chống thấm giúp bề mặt sàn bê tông được bảo vệ tối đa, tăng tuổi thọ cho công trình. 

Loại sơn này có 2 thành phần chính A, B. Thành phần A chứa các hạt màu nhỏ bé cùng dung môi, chất phụ gia; thành phần B chứa chất đóng rắn giúp sơn có thể đông cứng. 

Những ưu điểm vượt trội khi chống thấm bằng sơn Epoxy:

  • Sơn Epoxy được nghiên cứu từ hợp chất Epoxy – Một hợp chất gốc nhựa composite không có chứa este, không tan trong nước và có khả năng kháng nước gần như tuyệt đối.
  • Độ bám dính hoàn hảo trên mọi chất liệu, đặc biệt là bê tông.
  • Bền với nhiệt, rất dai và cứng nên có khả năng chịu áp lực nước tốt.
  • Chịu mài mòn và ma sát tốt, chống trơn trượt.
  • Khả năng chống bụi bẩn, có thể dễ dàng tẩy rửa.

Ứng dụng

Với khả năng bám dính tốt trên nhiều bề mặt, sơn Epoxy được ứng dụng để chống thấm cho nhiều hạng mục công trình như bể bơi, bể chứa nước uống, bể chứa hóa chất, chống thấm sàn tầng hầm, sàn mái, sàn nhà xưởng,….

6. Màng chống thấm HDPE

Màng chống thấm HDPE được sản xuất từ 97.5% hạt nhựa Hdpe nguyên sinh trộn với 2.5% phụ gia carbon đen chống lão hóa.

Xem thêm: Màng chống thấm HDPE là gì? Ứng dụng và phương pháp thi công

Ưu điểm:

  • Chống thấm nước tốt.
  • Khả năng kháng hóa chất và vi sinh tuyệt vời.
  • Tuổi thọ cao, lên đến 25 năm.
  • Bền bỉ với nhiệt.
  • Khả năng kháng tia UV.
  • An toàn với người dùng.

Ứng dụng

Màng chống thấm HDPE được ứng dụng rất rộng rãi gồm: chống thấm cho các công trình bãi rác, đóng phủ bãi rác, lót hầm biogas, lót hồ kỵ khí, làm bạt lót hồ nuôi tôm, bạt lót chống thấm hồ chứa nước, lót chống thấm hồ xử lý nước thải, bể chứa nước ngọt, chống mất nước trong quá trình đổ bê tông hoặc lót bồn chứa xăng dầu…

7. Xi măng chống thấm

Khác với các loại xi măng thông thường, xi măng chống thấm là hỗn hợp gồm 2 thành phần A (chất lỏng có khả năng chống thấm) và B (bột gốc xi măng) được định mức theo 1 tỷ lệ nhất định để mang đến hiệu quả chống thấm tốt nhất.

Ưu điểm:

  • Khả năng chống thấm vượt trội cho mọi công trình.
  • Khả năng ngăn ngừa tình trạng muối hóa, ăn mòn, nồm ẩm, giúp bề mặt luôn sạch đẹp.
  • Dễ dàng thi công.
  • Giá thành rẻ hơn so với đa phần các loại vật liệu chống thấm khác.

Ứng dụng

Xi măng chống thấm được sử dụng để cải tạo, xử lý những vị trí thường xuyên xảy ra ẩm mốc; chống thấm cho phần móng công trình; chống thấm sàn, chân tường, tường nhà, nhà vệ sinh, bể nước,…

8. Vật liệu chống thấm Acrylic

Acrylic được đánh giá là 1 trong những loại keo chống thấm tốt nhất nhờ khả năng chịu nhiệt cao nhưng vẫn giữ được nguyên tính năng của nhựa. 

Các ưu điểm của keo chống thấm Acrylic:

  • Trong suốt nên không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và kết cấu ban đầu của công trình.
  •  Dễ sử dụng trên các bề mặt và khe tường, ngóc ngách nhỏ.
  • Thời gian đông kết nhanh, hiệu quả chống thấm ngay lập tức.
  • Khả năng chống thấm nước hoàn hảo.
  • Mức độ chịu nhiệt tốt, từ -10 độ đến 80 độ C.
  • Kháng bụi, kháng nấm mốc hiệu quả.

Ứng dụng 

Keo chống thấm Acrylic được dùng để bít, dán các khe hở trên tường, chân tường, gạch men, gạch ốp; Tạo lớp phủ bề mặt cho tường trát, bề mặt sơn; Thi công chống thấm nhà vệ sinh, tường trong nhà,….

9. Phụ gia chống thấm Kova CT-11B

Kova CT-11B là phụ gia chống thấm dạng lỏng, dùng để trộn vữa xi măng, bê tông giúp làm tăng độ linh động và biến dẻo của hồ vữa, ngăn ngừa sự rạn nứt và tăng khả năng chống thấm của vật liệu.

Ưu điểm:

  • Chống thấm nước tốt.
  • Giảm sự rạn nứt của xi măng, bê tông, tăng mác bê tông.
  • Tăng khả năng bám dính của hồ vữa để dễ thi công hơn.
  • Không chứa chất độc hại, an toàn với người thi công và người dùng.

Ứng dụng

Phụ gia chống thấm CT-11B được dùng để xử lý ống xuyên sàn đảm bảo ống kết nối chặt với bê tông, tăng khả năng chống thấm tại vị trí tiếp giáp hoặc dùng dưới dạng dạng trộn với bê tông hoặc hồ vừa để tăng khả năng chống thấm cho công trình.

10. Tôn chống thấm

So với các loại vật liệu chống thấm kể trên thì tôn chống thấm có cách thức thi công và nguyên lý chống thấm rất khác biệt, thường được áp dụng chủ yếu cho tường ngoài, sân thượng, mái nhà, ban công.

Chống thấm bằng tôn mang đến hiệu quả chống thấm triệt để, có thể nói là gần như tuyệt đối, đặc biệt là mùa mưa. Vật liệu này cũng mang đến giá trị sử dụng lâu dài, không lo thấm nước, ẩm mốc theo thời gian.

]]>
https://chongthambmt.com/top-10-vat-lieu-chong-tham-tot-nhat-2023/feed/ 0
Top 5 loại vữa xi măng chống thấm tốt nhất 2023 https://chongthambmt.com/top-5-loai-vua-xi-mang-chong-tham-tot-nhat-2023/ https://chongthambmt.com/top-5-loai-vua-xi-mang-chong-tham-tot-nhat-2023/#respond Wed, 26 Apr 2023 08:44:49 +0000 https://chongthambmt.com/top-5-loai-vua-xi-mang-chong-tham-tot-nhat-2023/

Vữa xi măng chống thấm là dạng hợp chất trộn sẵn gốc xi măng, được dùng pha với nước để tạo ra hỗn hợp dạng vữa có tác dụng chống thấm nước cho các bề mặt đứng, mặt ngang và các bề mặt bị rò rỉ, thấm nước.

Dưới đây là tổng hợp các loại vữa xi măng chống thấm tốt được ứng dụng phổ biến trong thi công chống thấm hiện nay.

Top 5 loại vữa xi măng chống thấm được tin dùng & đặc điểm

1. Vữa chống thấm Sika Waterproofing Mortar

Sika Waterproofing Mortar là vữa chống thấm có gốc xi măng được sử dụng trộn với nước để thi công lên các cấu trúc bê tông như sân thượng, ban công, phòng vệ sinh, nhằm chống lại sự thẩm thấu của nước, băng giá và những nơi có áp suất dòng chảy thấp.

Ưu điểm của vữa xi măng chống thấm Sika là khả năng kết dính tốt với bề mặt bê tông, không thấm nước, dễ sử dụng, có thể thi công bằng chổi quét hoặc con lăn.

Vữa chống thấm Sika Waterproofing Mortar

Các bước thi công bằng vữa Sika chống thấm:

+ Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công sạch chắc, không dầu mỡ, bão hòa nước.

+ Bước 2: Trộn vữa chống thấm với nước theo đúng tỷ lệ, nên trộn điện tốc độ chậm.

+ Bước 3: Thi công 2 lớp vữa chống thấm, thời gian chờ thi công giữa 2 lớp tối đa là 24 giờ.

2. Vữa xi măng chống thấm Sotin

Vữa xi măng chống thấm Sotin là loại vữa khô trộn sẵn 1 thành phần được ứng dụng trong rất nhiều hạng mục công trình như xây tường, trát tường, cán nền, ốp – lát nhờ các ưu điểm tuyệt vời sau:

  • Ngăn thấm nước hiệu quả, làm tăng tuổi thọ công trình.
  • Xử lý triệt để các hiện tượng thấm ngược, muối hóa bề mặt, nồm ẩm, sùi tuyết trắng,…
  • Khả năng bám dính cao, có thể thay thế hoàn toàn keo dán gạch đá khi ốp – lát.

Vữa xi măng chống thấm Sotin

Quy trình thi công bằng vữa chống thấm Sotin:

+ Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công, đảm bảo không còn bụi bẩn, dầu mỡ.

+ Bước 2: Trộn khô xi măng chống thấm Sotin với cát theo tỷ lệ chuẩn, sau đó cho thêm nước sạch vào, trộn đều bằng máy khuấy.

+ Bước 3: Dùng hỗn hợp như vữa truyền thống, chiều dày tối thiểu 5mm.

3. Vữa xi măng chống thấm Mapei

Vữa chống thấm Mapei có gốc xi măng hai thành phần (bột + lỏng), được dùng để tạo lớp màng có khả năng đàn hồi cao giúp chống thấm và bảo vệ kết cấu bê tông, đặc biệt là những vị trí có vết nứt.

Ưu điểm nổi bật của vữa xi măng chống thấm Mapei gồm: 

  • Khả năng bịt kín các vết nứt rất nhỏ trên bề mặt.
  • Dễ dàng sử dụng, không cần cho thêm nước hay các thành phần khác.
  • Khả năng bám dính tốt, có thể thi công trực tiếp trên bề mặt ẩm.
  • Chống thấm tuyệt vời, độ bền cao.

Vữa xi măng chống thấm Mapei

Các bước thi công bằng vữa chống thấm Mapei:

+ Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công.

+ Bước 2: Trộn thành phần A với thành phần B theo tỉ lệ 3:1

+ Bước 3: Thi công vữa bằng bay hoặc máy phun. Với thi công bằng bay, định lượng là 1,7 kg/m² cho 1mm chiều dày. Nếu thi công bằng máy phun định lượng là  2,2 kg/m² cho 1 mm chiều dày.

4. Vữa chống thấm Lanko

Vữa chống thấm Lanko là sản phẩm của tập đoàn Parex Pháp, sản xuất tại Thái Lan được ứng dụng sử dụng chống thấm cho sàn vệ sinh, sàn mái, ban công, những khu vực ẩm ướt, bể nước sinh hoạt, hầm mỏ, sàn tầng hầm, bãi để xe,…

Các ưu điểm vượt trội:

  • Khả năng đông kết cực nhanh chỉ trong 30 – 60 giây, chặn rò rỉ nước tức thì.
  • An toàn tuyệt đối nên có thể sử dụng để chống thấm bể nước sinh hoạt.
  • Khả năng đàn hồi cao.
  • Chịu được áp suất và áp suất ngược.

Vữa chống thấm Lanko

Quy trình thi công:

+ Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần thi công: sạch, vững chắc, không bám bụi hay dính dầu. Chú ý ngâm ẩm bề mặt nhưng không được để đọng nước.

+ Bước 2: Trộn vữa theo định lượng cho sẵn, chờ khoảng vài phút để vật liệu phản ứng. Có thể pha thêm nước với mức tối đa 3% để vật liệu đạt độ chảy tốt hơn.

+ Bước 3: Thi công bằng chổi quét hoặc máy bơm nhu động, súng phun. Thi công tối thiểu là 2 lớp, với độ dày tối thiểu khi khô khoảng ≥1.5mm.

5. Vữa chống thấm Mova

Vữa chống thấm Mova có nguồn gốc từ xi măng Polymer, được cải tiến gồm 2 thành phần chính, có tác dụng ngăn chặn và chống thấm nước lên bề mặt bê tông như bể nước, tầng hầm, sân thượng, ban công, tường chắn, công trình thủy lợi,…

Ưu điểm của vữa xi măng chống thấm Mova:

  • Có khả năng bám dính tốt trên nhiều bề mặt gồm: bê tông, vữa, gạch lát, cẩm thạch,…
  • Chống ăn mòn do nước biển, muối sunfat, chloride và cacbondioxide,…
  • Khả năng đàn hồi tốt trong nhiều điều kiện thời tiết.

Vữa chống thấm Mova

Các bước thi công:

+ Bước 1: Chuẩn bị bề mặt. 

+ Bước 2: Trộn vữa theo tỷ lệ đã được định lượng sẵn.

+ Bước 3: Thi công 2 lớp, mỗi lớp dày không quá 8mm. Với những hạng mục thấm nước nhiều như bể nước, nhà vệ sinh có thể thi công 3 lớp để tăng khả năng chống thấm.

 

Trên đây là thông tin chi tiết về 5 loại vữa xi măng chống thấm được ưa chuộng nhất. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn khi có nhu cầu thi công chống thấm cho các công trình xây dựng.

]]>
https://chongthambmt.com/top-5-loai-vua-xi-mang-chong-tham-tot-nhat-2023/feed/ 0
Bảng giá sơn chống thấm sân thượng 2023 https://chongthambmt.com/bang-gia-son-chong-tham-san-thuong-2023/ https://chongthambmt.com/bang-gia-son-chong-tham-san-thuong-2023/#respond Wed, 26 Apr 2023 08:44:43 +0000 https://chongthambmt.com/bang-gia-son-chong-tham-san-thuong-2023/

Bạn cần thi công chống thấm sân thượng nhưng lại băn khoăn không biết giá sơn chống thấm sân thượng bao nhiêu? Trong bài viết này, Chống thấm Thành Tâm sẽ cung cấp bảng giá sơn chống thấm cho sân thượng để các gia chủ đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu cũng như điều kiện tài chính của mình.

Tầm quan trọng của chống thấm sân thượng

Sân thượng được đánh giá là 1 trong những vị trí cần được thi công chống thấm bên cạnh tầng hầm, sàn mái, tường ngoài và nhà vệ sinh. Nguyên nhân là do sân thượng nằm ở vị trí cao nhất của căn nhà, thường xuyên phải tiếp xúc với thời tiết nắng mưa thất thường nên rất khó tránh khỏi tình trạng thấm dột. 

Nếu sân thượng bị thấm dột, nước mưa và nước từ hệ thống ống dẫn (nếu có) sẽ thấm xuống trần nhà, tường nhà khiến công trình nhanh chóng bị xuống cấp, làm giảm tính thẩm mỹ lẫn tuổi thọ của ngôi nhà.

Các kỹ sư cũng đưa ra lời khuyên rằng các gia chủ cần thực hiện chống thấm sân thượng ngay từ ban đầu. Trong trường hợp công trình chưa được chống thấm từ khi mới xây dựng thì cần phải tiến hành thi công chống thấm càng sớm càng tốt. Không nên để đến khi đã xảy ra hiện tượng thấm dột rồi mới thi công vì lúc này hiệu quả chống thấm sẽ không đạt tối đa.

Bảng giá sơn chống thấm sân thượng 2023

Sử dụng sơn chống thấm là phương pháp được nhiều gia chủ lựa chọn để ngăn chặn tình trạng thấm dột cho công trình nhờ ưu điểm dễ thi công, giá thành hợp lý, khả năng chống thấm tốt. 

Đáp ứng nhu cầu chống thấm ngày càng cao của khách hàng, các hãng sơn cũng cho ra mắt rất nhiều loại sơn chống thấm. Bảng giá sơn chống thấm sân thượng của mỗi thương hiệu cũng có sự chênh lệch nhất định. 

Hiện nay, trên thị trường những loại sơn chống thấm uy tín được nhiều người tin dùng có thể kể đến là sơn chống thấm UTU, sơn chống thấm Dulux, sơn chống thấm Sika, sơn chống thấm Jotun, sơn chống thấm Kova,…

Dưới đây là bảng giá sơn chống thấm sân thượng của một số loại sơn phổ biến nhất cho các bạn tham khảo:

 

Loại sơn chống thấm Giá
Sơn chống thấm Utu 2.400.000/thùng (20kg)

 630.000đ/ lon 5kg

Sơn chống thấm Dulux Aquatech Flexx, W759 3,287,500/thùng (20kg)

1,039,500/thùng (6kg)

Sơn chống thấm Dulux Weathershield, Y65 3,054,000/thùng (20kg)

967,500/thùng (6kg)

Sơn chống thấm Sikaproof Membrane  800.000/thùng (18kg)

350.000/thùng (6kg)

Sơn chống thấm Jotun WaterGuard 1.850.000/thùng (20kg)
Sơn chống thấm Kova CT11A Plus 2.007.000/thùng (20kg)

414.000/thùng (4kg)

 

Lưu ý: Trên đây chỉ là bảng báo giá sơn chống thấm sân thượng của 1 số loại sơn phổ biến. Các gia chủ muốn tham khảo thêm giá sơn chống thấm sân thượng khác hãy liên hệ với công ty Thành Tâm để được tư vấn và nhận báo giá sớm nhất.

Những điều cần lưu ý khi thi công chống thấm sân thượng

Một số lưu ý khi thi công chống thấm cho sân thượng sau đây sẽ giúp công trình của bạn đạt hiệu quả chống thấm cao nhất:

  • Sân thượng thường xuyên phải tiếp xúc với nước mưa nên cần theo dõi thời tiết và lựa chọn thời điểm thi công vào những ngày nắng. Chú ý thời gian sau khi thi công chống thấm cần cách xa mùa mưa càng xa càng tốt.
  • Lựa chọn loại sơn chống thấm sân thượng phù hợp với tình trạng công trình. Đặc biệt với những công trình đã cũ thì cần phải ưu tiên sử dụng sơn chất lượng cao, có khả năng chống thấm tốt.
  • Thực hiện thi công chống thấm đúng quy trình, kỹ thuật. Khâu làm sạch, vệ sinh bề mặt cần phải được chú trọng vì bề mặt càng được chuẩn bị kỹ lưỡng thì khả năng bám dính của sơn sẽ càng cao.
  • Pha chế sơn chống thấm đúng định mức, thi công tối thiểu 2 lớp để đạt hiệu quả cao.
  • Luôn thực hiện thử nước trước khi nghiệm thu công trình. Khắc phục ngay những vị trí bị thấm dột (nếu có).

Trong trường hợp các gia chủ không có thời gian, kinh nghiệm để tự thi công chống thấm thì cần lựa chọn đơn vị thi công uy tín, chuyên nghiệp.

Công ty Thành Tâm đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công chống thấm. Với đội ngũ thợ lành nghề, giàu kinh nghiệm, Chống Thấm Thành Tâm cam kết cung cấp đến khách hàng những giải pháp chống thấm tốt nhất cho sân thượng, giúp công trình nhà bạn được bảo vệ tối ưu trước sự xâm nhập của nước.

 

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn nắm rõ được tầm quan trọng của thi công chống thấm sân thượng cũng như báo giá sơn. Qua đó đưa ra được lựa chọn đúng đắn và đạt hiệu quả chống thấm như ý muốn.

]]>
https://chongthambmt.com/bang-gia-son-chong-tham-san-thuong-2023/feed/ 0
Cách chống thấm sân thượng đã lát gạch https://chongthambmt.com/cach-chong-tham-san-thuong-da-lat-gach/ https://chongthambmt.com/cach-chong-tham-san-thuong-da-lat-gach/#respond Wed, 26 Apr 2023 08:44:36 +0000 https://chongthambmt.com/cach-chong-tham-san-thuong-da-lat-gach/

Lát gạch cho sân thượng được nhiều gia chủ lựa chọn, đặc biệt là loại gạch nung đỏ. Việc lát gạch sẽ giúp sân thượng trở nên thẩm mỹ hơn đồng thời làm mát trần vào mùa hè. Nhưng chúng lại có 1 nhược điểm là khả năng chống thấm kém.

Tiến hành thi công chống thấm sân thượng đã lát gạch là giải pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn tình trạng thấm dột, giúp công trình giữ được tuổi thọ lâu dài và vẻ đẹp như ban đầu.

Cách chống thấm sân thượng đã lát gạch đúng kỹ thuật

Để đạt hiệu quả chống thấm dột tối ưu, quy trình thi công chống thấm sân thượng đã lát gạch cần phải đúng kỹ thuật. 

Theo đó, quy trình chống thấm sân thượng đã lát gạch sẽ bao gồm 3 giai đoạn sau đây:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị bề mặt

Bề mặt sân thượng được chuẩn bị, làm sạch càng kỹ lưỡng thì hiệu quả chống thấm sẽ càng cao. 

Các bước vệ sinh bề mặt sân thượng đã lát gạch bao gồm:

  • Dùng máy mài chuyên dụng để mài bề mặt khoảng 1 – 2mm.
  • Làm sạch bề mặt bằng máy hút bụi hoặc máy quét. (Lưu ý: không dùng nước để làm sạch).
  • Thực hiện trám trét những vị trí bị rỗng, rỗ, nứt, bong tróc bằng vữa chuyên dụng.
  • Kiểm tra độ ẩm của bề mặt xem đã phù hợp với phương pháp chống thấm mình đã lựa chọn hay chưa.
Cách chống thấm sân thượng đã lát gạch
Cách chống thấm sân thượng đã lát gạch

Giai đoạn 2: Thi công chống thấm sân thượng đã lát gạch

Sử dụng sơn chống thấm hoặc các loại dung dịch thẩm thấu gốc Silicate, gốc bitum là giải pháp hữu hiệu nhất cho những sân thượng đã được lát gạch nhờ các ưu điểm: giá thành hợp lý, dễ thi công, không phải lốc gạch lên, hiệu quả chống thấm cao.

Những lưu ý khí sử dụng sơn chống thấm sân thượng lát gạch:

  • Pha chế và thi công sơn chống thấm đúng định mức theo hướng dẫn trên bao bì.
  • Nên thi công khi thời tiết râm mát, tránh thời điểm mưa gió, nắng nóng hoặc nhiệt độ quá cao.
  • Thi công tối thiểu 2 lớp sơn chống thấm. Trong điều kiện đặc biệt có thể thi công nhiều hơn 3 lớp.

Giai đoạn 3: Ngâm thử nước và nghiệm thu 

Ngâm thử nước là khâu không thể bỏ qua trong thi công chống thấm để kiểm tra hiệu quả chống thấm. Nếu chưa đạt yêu cầu có thể khắc phục ngay, tránh trường hợp khi đưa vào sử dụng mới phát hiện công trình vẫn bị thấm dột sẽ tốn kém thời gian lẫn tiền bạc để sửa chữa.

Thời điểm lý tưởng để tiến hành ngâm thử nước là 24h sau khi thi công. Nước sẽ được bơm trực tiếp vào sân thượng và ngâm trong hoảng 24h để kiểm tra khả năng chống thấm.

Nếu đã đạt yêu cầu, gia chủ sẽ tiến hành nghiệm thu công trình và thực hiện lắp đặt các thiết bị khác trên sân thượng (nếu có).

Giới thiệu công ty thi công chống thấm sân thượng chuyên nghiệp

Chống thấm sân thượng muốn đạt hiệu quả tốt đòi hỏi quá trình thi công phải đúng kỹ thuật, đúng phương pháp. Do vậy mà việc lựa chọn đơn vị thi công là rất quan trọng để tránh tình trạng vừa mất tiền, vừa mất thời gian mà kết quả không được như ý muốn.

Công ty Chống thấm Thành Tâm là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực thi công chống thấm. Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động cùng đội ngũ thợ thi công lành nghề, giàu kinh nghiệm, Thành Tâm sẽ mang đến cho quý khách hàng những giải pháp chống thấm hiệu quả nhất cho công trình của mình.

Những lợi ích khi lựa chọn chống thấm sân thượng đã lát gạch của Thành Tâm:

  • Tư vấn nhiệt tình, chu đáo.
  • Áp dụng phương pháp chống thấm tối ưu nhất cho từng tình trạng công trình.
  • Thi công chống thấm đúng kỹ thuật, tuân thủ quy trình nghiêm ngặt từ khâu chuẩn bị bề mặt đến ngâm thử nước.
  • Cam kết hiệu quả chống thấm dột tối ưu.
  • Thi công nhanh chóng, đúng tiến độ.
  • Chi phí hợp lý, cạnh tranh.
  • Có chế độ bảo hành lâu dài.

 

Quý khách hàng có nhu cầu thi công chống thấm sân thượng đã lát gạch và các hạng mục khác (sàn mái, ban công, tầng hầm, tường nhà, hố thang máy, trần nhà, nền nhà, bể nước, nhà vệ sinh,….) hãy liên hệ ngay với công ty Thành Tâm để được tư vấn và báo giá sớm nhất.

 

]]>
https://chongthambmt.com/cach-chong-tham-san-thuong-da-lat-gach/feed/ 0
4 vật liệu chống thấm sàn mái bê tông và biện pháp thi công https://chongthambmt.com/4-vat-lieu-chong-tham-san-mai-be-tong-va-bien-phap-thi-cong/ https://chongthambmt.com/4-vat-lieu-chong-tham-san-mai-be-tong-va-bien-phap-thi-cong/#respond Wed, 26 Apr 2023 08:44:30 +0000 https://chongthambmt.com/4-vat-lieu-chong-tham-san-mai-be-tong-va-bien-phap-thi-cong/

Sàn mái là vị trí phải thường xuyên tiếp xúc với thời tiết nắng mưa thất thường nên rất dễ xảy ra tình trạng thấm dột. Do vậy mà các gia chủ cần phải ưu tiên chống thấm cho sàn mái bằng những loại vật liệu phù hợp. Dưới đây là top 4 vật liệu chống thấm sàn mái bê tông và biện pháp thi công.

1. Chống thấm sàn mái bê tông bằng màng bitum tự dính

Màng bitum tự dính với những ưu điểm: khả năng bám dính và đàn hồi cực tốt; chống thấm tuyệt vời; tuổi thọ bền, có thể chống chọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt; dễ thi công,… sẽ là lựa chọn hàng đầu cho nhu cầu chống thấm sàn mái bê tông.

Phương pháp thi công:

+ Vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn mái, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các loại tạp chất.

+ Trám vá các vị trí bị lồi lõm, loại bỏ phần vật liệu bị thừa ra.

+ Dùng máy mài để làm phẳng những vị trí bị lồi lên trên.

+ Bo vữa và xi măng cát mác ở các vị trí góc để tạo hình lòng máng giúp màng dán dễ dính hơn.

+ Trải màng chống thấm tự dính lên sàn mái và cắt màng theo kích thước sàn.

+ Bóc lớp giấy lót và tiến hành dán màng chống thấm lên rồi dùng con lăn gỗ để ép phẳng bề mặt. Lưu ý: diện tích chồng mí tối thiểu 5cm.

+ Cuối cùng, cán vữa bảo vệ lên trên lớp màng bitum chống thấm để bảo vệ màng.

  • Ngâm thử nước và nghiệm thu công trình

Sau khi hoàn tất thi công, thực hiện ngâm thử nước trong 24h. Nếu đạt yêu cầu thì tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình.

2. Chống thấm sàn mái triệt để bằng màng bitum khò nóng

Màng bitum khò nóng cũng là loại vật liệu chống thấm sàn mái bê tông rất được ưa chuộng nhờ các ưu điểm:

  • Khả năng chống thấm bê tông tuyệt đối.
  • Độ đàn hồi cao, chịu xé, chịu đâm thủng và chịu kéo tốt.T
  • Thích ứng tốt với mọi điều kiện thời tiết ngay cả khi nhiệt độ xuống mức lạnh.

Biện pháp thi công:

+ Làm sạch cát, bụi bặm, dầu mỡ và các tạp chất trên bề mặt sàn.

+ Đục bỏ và mài bằng các lớp vảy bê tông.

+ Trám và những phần lõm, nứt, đảm bảo bề mặt bê tông phải bằng phẳng.

chống thấm sàn mái bê tông

+ Quét một lớp mỏng sơn lót gốc Bitum lên mặt sàn mái để tăng độ bám dính cho tấm trải trước khi dán.

+ Dán màng khò nóng bằng cách sử dụng đèn khò gas, khò vào phần dưới của màng cho đến khi thấy bề mặt bitum chảy mềm, đảm bảo khả năng bám dính tốt nhất thì thực hiện dán màng xuống bề mặt. Sau đó dùng con lăn miết chặt màng lên bề mặt.

+ Cuối cùng, cán vữa bảo vệ lên trên lớp màng bitum chống thấm để bảo vệ màng.

Lưu ý: Nếu màng khò bị thủng, rách thì cần phải dán đè tấm khác lên để ngăn chặn khả năng thấm nước với biên độ chồng mí là 50mm.

  • Ngâm thử nước và nghiệm thu công trình

Sau khi hoàn tất thi công, thực hiện ngâm thử nước trong 24h. Nếu đạt yêu cầu thì tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình.

3. Chống thấm sàn mái bê tông bằng nhựa đường

Nhựa đường với khả năng thẩm thấu và kết dính cực tốt, tạo lớp màng ngăn nước triệt để, tuổi thọ lên đến hàng chục năm sẽ là lựa chọn hàng đầu cho nhu cầu chống thấm sàn mái bê tông.

Biện pháp thi công:

+ Vệ sinh, làm sạch bề mặt chống thấm bằng búi sắt, bàn chải sắt và các thiết bị chuyên dụng.

+ Đục và mài phẳng những vị trí gồ ghề, loại bỏ vữa non, yếu.

+ Làm sạch hoàn toàn bụi bẩn, tạp chất, dầu trên bề mặt.

+ Trám và bịt kín các vết nứt, khe hở bằng nhựa đường.

+ Đun sôi nhựa đường. Nên pha thêm dầu DO để thẩm thấu vào bề mặt bê tông, gia tăng hiệu quả chống thấm

+ Quét 1 lớp lót Asphalt primer (ASTM 41) lên mặt sàn đã được vệ sinh sạch sẽ.

+ Dùng con lăn để quét nhựa đường lên toàn bộ bề mặt sàn mái.

Lưu ý: Thực hiện thi công vào trưa nắng để đạt hiệu quả cao đồng thời phủ bạt bề mặt sàn để tránh mưa dột nếu chưa thể quét dầu hắc.

  • Ngâm thử nước và nghiệm thu công trình

Sau khi hoàn tất thi công chống thấm từ 12 – 24h,  thực hiện ngâm thử nước trong 24h. Nếu đạt yêu cầu thì tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình.

4. Chống thấm sàn mái bê tông bằng hóa chất chống thấm Sika

Sika là loại vật liệu chống thấm bền bỉ, được sử dụng để chống thấm cho nhiều hạng mục, trong đó có sàn mái bê tông nhờ khả năng chống thấm nước triệt để, không bị mài mòn, giúp làm tăng tuổi thọ của bê tông.

Phương pháp thi công:

+ Dọn dẹp các chướng ngại vật, bụi bẩn, tạp chất, vữa thừa trên bề mặt.

+ Đục bỏ những phần bê tông không đặc chắc, nổi trên bề mặt.

+ Dùng máy mài hoặc chổi mài để mài phẳng bề mặt bê tông.

  • Thi công chống thấm (bằng Sika Top Seal 107)

+ Dùng nước tưới lên bề mặt sàn để làm bão hòa, tạo độ ẩm cho bề mặt nhưng tránh không được để đọng nước.

+ Trộn thành phần A và B theo định lượng sẵn bằng cần trộn điện có tốc độ thấp để tạo thành hồ dầu.

+ Thi công 2 – 3 lớp sika để đạt hiệu quả chống thấm tối đa. Thời gian quét mỗi lớp cách nhau khoảng 6h (tùy điều kiện thời tiết).

+ Dùng bay và xốp để hoàn thiện và làm đẹp bề mặt.

  • Ngâm thử nước và nghiệm thu công trình

Sau khi hoàn tất thi công chống thấm từ 12 – 24h,  thực hiện ngâm thử nước trong 24h. Nếu đạt yêu cầu thì tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình. Với những bị trí còn bị ngấm nước thì cần phải thực hiện trám trét, xử lý ngay.

 

Trên đây là 4 loại vật liệu phổ biến trong chống thấm sàn mái bằng bê tông và quy trình thi công. Ngoài 4 vật liệu trên, các gia chủ cũng có thể sử dụng thêm nhiều loại vật liệu khác tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng sàn mái.

Về cơ bản mỗi vật liệu chống thấm đều có những ưu điểm riêng. Điều quan trọng là quá trình thi công cần phải đúng kỹ thuật, đúng định lượng thì mới đạt hiệu quả chống thấm tối ưu.

]]>
https://chongthambmt.com/4-vat-lieu-chong-tham-san-mai-be-tong-va-bien-phap-thi-cong/feed/ 0
Top 9 cách chống thấm dột mái tôn hiệu quả https://chongthambmt.com/top-9-cach-chong-tham-dot-mai-ton-hieu-qua/ https://chongthambmt.com/top-9-cach-chong-tham-dot-mai-ton-hieu-qua/#respond Wed, 26 Apr 2023 08:44:21 +0000 https://chongthambmt.com/top-9-cach-chong-tham-dot-mai-ton-hieu-qua/

Mái tôn bị dột có rất nhiều nguyên nhân như quá trình thi công lắp đặt không đúng cách, đã trải qua thời gian sử dụng lâu dài, bị các vật nặng từ trên cao rơi trúng,…Dưới đây là tổng hợp 7 cách chống thấm dột mái tôn hiệu quả mà các gia chủ có thể áp dụng để tránh tình trạng mái tôn bị dột vào mùa mưa sắp tới.

Cách nhận biết mái tôn bị thấm dột

Không khó để nhận biết mái tôn bị thấm dột. Các gia chủ có thể quan sát bằng mắt thường hoặc dùng vòi nước để kiểm tra.

  • Quan sát bằng mắt thường

Các bạn có thể đứng dưới sàn hoặc trèo lên mái tôn để kiểm tra những vị trí tôn bị hoen rỉ, mục nát, lủng lỗ. Bằng việc quan sát vào 2 thời điểm: mưa và nắng to các bạn có thể dễ dàng đánh giá tổng quan tình trạng mái tôn.

Các bạn đặt vòi nước ở điểm cao nhất của mái tôn rồi cho nước chảy. Các vị trí bị lủng sẽ xảy ra hiện tượng thấm dột. Hãy đánh dấu lại để thuận tiện cho công tác chống thấm sau này.

9 cách chống thấm dột mái tôn hiệu quả nhất

Dưới đây là chia sẻ 9 cách chống thấm dột mái tôn hiệu quả nhất. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây thấm dột, tỉnh trạng dột mà các bạn sẽ áp dụng phương pháp phù hợp nhất.

Với những giải pháp đơn giản, các gia chủ có thể tự thực hiện để tiết kiệm chi phí. Với những cách phức tạp hoặc bị thấm dột nặng, các bạn nên liên hệ với đơn vị chống thấm chuyên nghiệp để xử lý triệt để tình trạng thấm dột. 

1. Thay thế đinh vít bị rỉ sét, gia cố đinh vít bị lỏng

Sau một thời gian sử dụng, do thường xuyên phải tiếp xúc với nước mưa và các tác động ngoại lực mà đinh vít có thể bị rỉ sét hoặc bị lỏng. Nước mưa sẽ len lỏi qua các hốc vít này và thấm dột xuống dưới.

Vì vậy mà các gia chủ cần phải thường xuyên kiểm tra hệ thống đinh vít mái tôn. Với các đinh vít bị rỉ sét cần phải thay mới. Với đinh vít bị lỏng thì cần thì cần gia cố vặn chặt lại để tạo sự chắc chắn đồng thời hạn chế tình trạng thấm dột.

Trong tình trạng các lỗ đinh vít bị rộng, các bạn nên bắn keo hoặc dùng miếng dán chống dột để đảm bảo mái tôn bị dột ở lỗ đinh.

Lưu ý: Các bạn nên tháo từng đinh vít ra một và bắn vít mới vào ngay. Tránh tháo ra đồng loạt vì mái tôn sẽ không vững chắc nên quá trình bắn vít có thể bị lệch, làm giảm hiệu quả chống thấm.

2. Cách chống thấm dột mái tôn bị thủng

Mái tôn bị thủng thường do dị vật từ trên cao rơi xuống. Các gia chủ có thể xử lý chống thấm bằng 2 cách sau:

  • Với những lỗ thủng, đường rách nhỏ, hãy dùng keo silicone hoặc xi măng đắp lại. Nếu như lỗ thủng không to hơn vít lạnh, bạn có thể bắn một vít lạnh vào lỗ thủng trước khi thực hiện bơm keo.
  • Với những lỗ thủng lớn, các bạn hãy lấy một miếng tôn khác có kích thước rộng hơn lỗ thủng khoảng 10cm mỗi phía. Sau đó làm sạch bề mặt khu vực tôn cần chống thấm và dùng keo để dán định bị miếng tôn vào vị trí bị thủng. 

3. Cách chống thấm mái tôn bị dột do nước mưa ăn mòn

Nếu trong nước mưa có axit sẽ khiến mái tôn bị ăn mòn. Tình trạng này xảy ra lâu dài sẽ dẫn đến mái tôn bị lủng lỗ gây thấm dột. 

Giải pháp hiệu quả nhất cho trường hợp này là vệ sinh sạch sẽ bề mặt mái tôn và sử dụng sơn dầu để phun hoặc quét lên bề mặt mái tôn để bảo vệ mái tôn không bị ăn mòn.

Lưu ý: Cách làm này chỉ áp dụng trong trường hợp mái tôn chưa bị lủng lỗ. Nếu mái tôn đã bị rỉ sét nặng, thủng,…các bạn nên thực hiện xử lý các lỗ thủng rồi mới quyets sơn dầu để đảm bảo hiệu quả chống thấm lâu dài.

4. Cách chống thấm mái tôn ở các vị trí tiếp giáp

Các vị trí mái tôn gối lên nhau rất dễ xảy ra hiện tượng thấm dột. Đặc biệt là sau khoảng 1 thời gian sử dụng lâu dài, ở vị trí tiếp giáp tôn thường bị mục nát hoặc giãn rộng.

Các bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách dùng keo silicon bắn vào 2 mặt của điểm tiếp giáp rồi dùng đè lên cho đến khi phần keo này khô hẳn.

Trong trường hợp khe tiếp giáp đã bị gỉ sét hoặc bị hở, các bạn nên sử dụng 1 tấm tôn mới có bề rộng khoảng 1m đặt chồng lên vị trí tiếp giáp rồi dùng đinh vít và keo để cố định lại.

5. Cách chống thấm dột mái tôn ở vị trí tiếp giáp khe tường

Với phần mái tôn tiếp giáp với khe tường thì các gia chủ có thể xử lý chống thấm bằng một số biện pháp sau:

  • Sử dụng hồ vữa xi măng để đắp kín vị trí khe hở để nước mưa không chảy vào được khe tiếp giáp.
  • Dùng băng keo chống thấm mái tôn chuyên dụng để dán lên vị trí tiếp giáp giữa mái tôn và khe tường.
  • Sử dụng tôn lá khổ 500cm và dùng đinh vít để gia cố vị trí khe tiếp giáp vừa giúp chống thấm hiệu quả, vừa đảm bảo độ chắc chắn, an toàn.

6. Chống thấm những vị trí tôn bị gãy sóng hoặc đọng nước

Mái tôn chịu tác động của ngoại lực có thể bị gãy sóng gây đọng nước và thấm dột. Nếu để tình trạng này diễn ra lâu dài có thể làm đứt gãy mái tôn. Vì vậy mà các bạn cần xử lý ngay khi phát hiện.

Cách xử lý như sau:

  • Ở vị trí sóng tôn bị gãy, các bạn sử dụng đinh vít để khoan vào sóng nổi rồi dùng dây kẽm cột vào và kéo từ từ để đưa những chỗ bị biến dạng, gấp khúc về tình trạng ban đầu.
  • Tiếp tục thực hiện các biện pháp chống thấm nếu vị trí bị gãy đã có dấu hiệu thấm dột.
  • Các bạn lưu ý hạn chế dẫm đạp lên vị trí tôn bị gãy có thể khiến tôn bị biến dạng.

7. Chống thấm mái tôn bằng sơn chống thấm

Sử dụng sơn chống thấm là phương pháp được nhiều gia chủ lựa chọn để bảo vệ và chống thấm mái tôn nhờ khả năng bám dính tốt, giúp tạo lớp bề mặt bảo vệ để kéo dài tuổi thọ cho mái tôn.

Cách thực hiện như sau:

  • Với mái tôn mới, các bạn chỉ cần sử dụng vòi xịt nước để làm sạch bề mặt và sơn trực tiếp lên mái theo định lượng pha mà nhà sản xuất hướng dẫn. Tùy thuộc vào hạng mục sử dụng là mái tôn gia đình hay mái tôn nhà xưởng mà các bạn sẽ sơn từ 2 – 3 lớp để đảm bảo hiệu quả chống thấm tốt nhất.
  • Với mái tôn đã qua sử dụng, bề mặt bị rỉ sét, các bạn hãy sử dụng giấy nhám rồi thực hiện sơn phủ 3 lớp, mỗi lớp cách nhau 3 tiếng để sơn có thể bám chắc trên bề mặt. 

Phương pháp sơn chống thấm này phù hợp với những mái tôn xi măng và mái ngói.

8. Cách chống thấm mái tôn bằng nhựa đường

Ngoài sơn chống thấm thì nhựa đường cũng là vật liệu được nhiều gia chủ lựa chọn để thi công chống thấm mái tôn. 

Các ưu điểm khi chống thấm dột mái tôn bằng nhựa đường:

  • Dễ dàng thi công.
  • Khả năng bám dính cực tốt.
  • Hiệu quả chống thấm gần như tuyệt đối.
  • Chịu được nhiệt độ cao.
  • Chi phí hợp lý.

Cách thi công như sau:

  • Đun sôi một lượng nhựa đường vừa đủ sử dụng.
  • Vệ sinh bề mặt cần thi công.
  • Dùng chổi cọ hoặc gáo múc để trải đều nhựa đường lên các vị trí bị thấm dột. Với những lỗ thủng lớn, các bạn nên áp tấm dán bằng nhựa lên sau khi đã trải nhựa đường.
  • Sau khoảng 3 tiếng, nhựa đường sẽ đông kết mang đến hiệu quả chống thấm tối ưu.

9. Chống thấm dột mái tôn bằng tấm dán chống thấm

Tấm dán chống thấm được sản xuất từ hỗn hợp Bitum và hợp chất nhựa cao cấp, trên bề mặt phủ một lớp nhôm mỏng có tác dụng chống thấm và chống lại sự bức xạ mặt trời rất hiệu quả.

Thi công chống thấm mái tôn bằng tấm dán có ưu điểm: chi phí thấp, dễ thi công, khả năng bám dính tốt, làm tăng tuổi thọ của mái tôn vì chống lại được sự bức xạ của mặt trời.

Các bước thi công:

  • Làm sạch bề mặt tôn rồi quét một lớp sơn lót Asphalt primer lên bề mặt để tăng độ bám dính.
  • Trải  tấm dán chống thấm phủ kín bề mặt mái tôn và dùng kéo cắt bỏ phần dư thừa.
  • Bóc mỏ màng silicone rồi dùng tay miết chặt tấm dán vào bề mặt mái tôn. 

Các bạn lưu ý thực hiện cẩn thận để tránh làm thủng, rách hoặc trầy xước tấm dán gây giảm hiệu quả chống thấm.

Một số lưu ý để chống thấm dột mái tôn hiệu quả

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng trong quá trình lắp đặt cũng như thi công chống thấm dột đạt hiệu quả chống thấm tối ưu nhất:

  • Sử dụng tôn chất lượng cao và thi công lắp đặt tôn đúng cách.
  • Thường xuyên kiểm tra mái tôn và thay thế, gia vít các vị trí đinh vít bị lỏng, hoen gỉ,…
  • Vào mùa mưa bão nên dùng các bao cát để cố định lại mái tôn, đồng thời cắt tỉa những cành cây lớn ngay trên mái tôn để tránh gãy đổ làm hư hỏng mái tôn.
  • Chọn phương pháp chống thấm phù hợp khi mái tôn bị thấm dột và thi công đúng kỹ thuật.
  • Nếu có điều kiện, các bạn nên thực hiện chống thấm mái tôn ngay từ khi mới lắp đặt bằng cách sơn dầu, dán màng chống thấm,…Đặc biệt nếu mái tôn lắp đặt ở vị trí trống trải phải tiếp xúc thường xuyên với nguồn nước thì cần phải đầu tư nhiều vào khâu chống thấm để đảm bảo hiệu quả lâu dài.

 

Trên đây là những cách chống thấm dột mái tôn và một số lưu ý quan trọng để thi công chống thấm hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho các gia chủ trong mùa mưa sắp tới.

]]>
https://chongthambmt.com/top-9-cach-chong-tham-dot-mai-ton-hieu-qua/feed/ 0
Top 3 phương pháp chống thấm hố thang máy hiệu quả 100% https://chongthambmt.com/top-3-phuong-phap-chong-tham-ho-thang-may-hieu-qua-100/ https://chongthambmt.com/top-3-phuong-phap-chong-tham-ho-thang-may-hieu-qua-100/#respond Wed, 26 Apr 2023 08:44:14 +0000 https://chongthambmt.com/top-3-phuong-phap-chong-tham-ho-thang-may-hieu-qua-100/

Hố thang máy thường đặt ở vị trí thấp nhất của tòa nhà nên rất bị thấm bởi nguồn nước ngầm. Do vậy mà hoạt động chống thấm hố thang máy cần phải được thực hiện bài bản, đúng kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả cao. 

Có 3 phương pháp chống thấm hố thang máy được áp dụng phổ biến hiện nay là dùng màng chống thấm, phun thẩm thấu và vật liệu gốc xi măng.

Các bước thực hiện chống thấm hố thang máy

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần chống thấm

Với bất kỳ hạng mục nào cần chống thấm thì bề mặt cũng phải được xử lý kỹ lưỡng để tăng độ bám dính của vật liệu chống thấm, đảm bảo hiệu quả chống thấm triệt để.

Yêu cầu bề mặt sàn và tường của hố thang máy là phải đặc chắc, không bám dính bụi bẩn, tạp chất, vữa thừa, không có những vết chân chim hay vết nứt. Nếu có vữa thừa bám trên bề mặt cần phải được đục bỏ. Các vết nứt và chân chim cần được bơm keo chuyên dụng. Có thể sử dụng máy đánh sàn để tạo độ nhám cho bề mặt.

Dịch vụ chống thấm hố thang máy triệt để
Dịch vụ chống thấm hố thang máy triệt để

Bước 2: Xử lý chống thấm

Mỗi phương pháp chống thấm hố thang máy sẽ có kỹ thuật thi công riêng biệt. 

  • Chống thấm hố thang máy bằng màng chống thấm

+ Đo và cắt màng chống thấm phù hợp với diện tích bề mặt cần thi công. Lưu ý: các mép nối chồng lấn lên nhau 50mm- 60mm. Vị trí chân tường cần được cắt dán màng lên cao từ 200 – 250mm.

+ Bề mặt sau khi được vệ sinh sạch sẽ, thực hiện quét một lớp Primer cho toàn bộ mặt sàn và tường khu vực hố thang máy để tăng độ bám dính.

+ Tiến hành trải màng lên bề mặt thi công và sử dụng đèn khò gas để khò màng, làm chất bitum trên bề mặt màng tan chảy giúp màng bám dính chắc vào bề mặt bê tông

+ Tiếp tục cán một lớp vữa giúp bảo vệ lớp màng chống thấm. 

+ Cuối cùng, chờ vữa khô rồi ghép cốp pha để đổ bê tông hố Pit. Sau khi tháo cốp pha, thực hiện quét thêm một lớp chống thấm Primer.

Thợ đang thi công chống thấm hố thang máy
  • Phun thẩm thấu chống thấm hố thang máy

+ Sau khi bề mặt đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, dùng máy phun nước để làm ẩm bề mặt (chú ý không được để đọng nước).

+ Trộn hỗn hợp chống thấm theo đúng tỷ lệ nhà sản xuất hướng dẫn.

+ Tiến hành phun hỗn hợp chống thấm lên toàn bộ bề mặt hố thang máy, độ dày 2 – 3mm.

+ Sau 4 – 6 tiếng, tiếp tục phun lớp thứ 2 để đảm bảo bề mặt hố Pid đã được phủ đều.

+ Cuối cùng trát 1 lớp vữa để bảo vệ bề mặt chống thấm.

  • Chống thấm hố thang máy bằng vật liệu gốc xi măng

+ Bề mặt sau khi chuẩn bị tiến hành phun tạo ẩm. 

+ Tiến hành pha trộn hóa chất chống thấm gốc xi măng theo định mức nhà sản xuất hướng dẫn.

+ Thi công vật liệu chống thấm gốc xi măng lên trên bề mặt bằng chổi cọ bình phun hoặc bàn chà. 

+ Nên thi công 2 lớp lên để đảm bảo hiệu quả chống thấm tối ưu. Mỗi lớp sản phẩm cách nhau từ 2 – 4h.

Bước 3: Ngâm thử nước và nghiệm thu

Sau khi hoàn tất chống thấm, đơn vị thi công sẽ tiến hành bơm nước vào và ngâm thử nước trong 24h để kiểm tra khả năng chống thấm.

Nếu xuất hiện tình trạng thấm cần kịp thời xử lý để đảm bảo hiệu quả chống thấm tối ưu. Nếu đạt khả năng chống thấm tốt thì thực hiện nghiệm thu và bàn giao công trình cho khách hàng.

Những lưu ý quan trọng khi chống thấm hố thang máy

Ngoài áp dụng đúng phương pháp và thi công đúng kỹ thuật thì các bạn còn phải lưu ý đến một số vấn đề sau khi chống thấm hố thang máy:

  • Thực hiện chống thấm hố thang máy ngay từ khi bắt đầu xây dựng (hạng mục chưa bị thấm) để đạt hiệu quả chống thấm tối ưu.
  • Tính toán độ rung của máy, động cơ,…đảm bảo hố thang máy chịu được va đập, rung lắc mà không làm giảm khả năng chống thấm.
  • Có thể thi công chống thấm thuận hoặc chống thấm ngược tùy vào hiện trạng công trình.

 

Trên đây là chia sẻ các phương pháp chống thấm hố thang máy và những lưu ý trong quá trình thi công.

Vốn là 1 trong những hạng mục dễ bị thấm nhất. Vậy nên việc chống thấm hố thang máy cần phải được thực hiện bài bản và kỹ lưỡng để giữ công trình luôn bền vững và thang máy hoạt động ổn định lâu dài.

]]>
https://chongthambmt.com/top-3-phuong-phap-chong-tham-ho-thang-may-hieu-qua-100/feed/ 0
Bitum chống thấm là gì? Phương pháp thi công chống thấm bằng bitum https://chongthambmt.com/bitum-chong-tham-la-gi-phuong-phap-thi-cong-chong-tham-bang-bitum/ https://chongthambmt.com/bitum-chong-tham-la-gi-phuong-phap-thi-cong-chong-tham-bang-bitum/#respond Wed, 26 Apr 2023 08:44:06 +0000 https://chongthambmt.com/bitum-chong-tham-la-gi-phuong-phap-thi-cong-chong-tham-bang-bitum/

Hiện nay, có rất nhiều người đang quan tâm tới giải pháp bitum chống thấm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu bitum chống thấm là gì? Cách thức thi công chống thấm theo phương pháp này ra sao? Chính vì vậy, chúng tôi dành nội dung bài viết này để giúp bạn giải đáp chi tiết các vấn đề nêu trên.

Bitum chống thấm là gì?

Bitum là một loại vật liệu hữu cơ, tồn tại dưới dạng lỏng, có màu đen và đặc tính nhớt. Không ít người nhầm lẫn bitum với nhựa đường nhưng thực chất không phải như vậy. Nhựa đường chỉ là một loại biến thể của bitum.

Bitum có trong thành phần của nhiều loại vật liệu chống thấm như màng chống thấm, keo chống thấm, sơn chống thấm,… Người ta thường phân loại bitum dựa vào nguồn gốc, xuất xứ của nó.

Các dạng bitum chống thấm

Các dạng bitum chống thấm (hay còn được hiểu là những loại vật liệu chống thấm có chứa bitum trong thành phần) rất đa dạng. Trong đó màng chống thấm bitum, bitum dạng lỏng và keo bitum chống thấm được ứng dụng phổ biến nhất.

Màng chống thấm bitum

Màng chống thấm bitum là một loại Polyme tổng hợp được sản xuất thành từng tấm hoặc từng cuộn. Loại vật liệu này sở hữu nhiều ưu điểm như bám dính, chịu nhiệt tốt, ít bị tác động bởi thời tiết và các yếu tố khác ngoài môi trường.

màng chống thấm bitum

Màng chống thấm bitum thích hợp sử dụng cho các bề mặt có diện tích lớn như sân thượng, sàn mái bằng, móng nhà,… Có hai loại màng chống thấm bitum tương ứng với hai phương thức thi công là màng bitum tự dính và màng bitum khò nóng.

Bên cạnh các ưu điểm, màng chống thấm bitum cũng có những nhược điểm nhất định như không thích hợp cho phương pháp chống thấm ngược; mất tác dụng chống thấm khi bị rách hoặc thủng,…

Bitum dạng lỏng (dung dịch)

Dung dịch bitum chống thấm được biết tới dưới hai dạng phổ biến là nhũ tương và sơn lót. Ưu điểm của dung dịch bitum là có độ bền và tính đàn hồi cao, dễ sử dụng, tạo nên lớp phủ liền mạch. Ngoài khả năng chống thấm, bitum dạng này còn có thể chống lại các loại bụi bẩn giúp các bề mặt luôn bền đẹp, sạch sẽ.

Hiện nay, bitum dạng lỏng được rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước sản xuất như Sika, Shell,… Dung dịch bitum chống thấm có thể sử dụng cho mọi loại công trình như tường, trần nhà, khu vực bếp, nhà tắm, ban công,..

Keo bitum chống thấm

Khi có ý định sử dụng keo chống thấm bitum, khách hàng có thể lựa chọn 1 trong hai dòng sản phẩm: băng keo và keo chống thấm dạng lỏng gốc bitum. Mỗi dòng sản phẩm sẽ có ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên, keo chống thấm có độ kết dính rất cao, thích hợp để bít chặt các khe hở trên mặt tường hoặc sàn.

Xem thêm: Top 7 màng chống thấm tự dính tốt nhất

Hướng dẫn phương pháp thi công chống thấm bằng bitum

Như đã đề cập ở trên, có rất nhiều dạng vật liệu bitum chống thấm. Do đó, phương pháp thi công bitum chống thấm cũng có thể khác nhau phụ thuộc vào từng dạng vật liệu. Trong phạm vi bài viết này, Chống thấm Thành Tâm sẽ hướng dẫn bạn phương pháp thi công hai loại bitum cơ bản nhất.

Thi công màng bitum chống thấm

  • Bước 1: Dọn sạch bề mặt cần chống thấm và tiến hành đánh dấu các vị trí để trải tấm bitum.
  • Bước 2: Dàn đều tấm bitum xuống bề mặt đúng theo các vị trí đã đánh dấu.
  • Bước 3: Nếu sử dụng màng bitum dính, bạn sử dụng con lăn miết chặt lên tấm bitum để lớp màng này dính chặt vào bề mặt. Nếu dùng màng bitum dạng khò, bạn phải dùng khò hoặc tác động nhiệt để làm nóng bề mặt và tấm bitum trước khi thi công.

Xem thêm: Các loại xi măng chống thấm

Thi công sơn bitum chống thấm

Đối với phương pháp chống thấm này, trước hết bạn cần lựa chọn được một loại sơn chống thấm chất lượng. Bạn có thể tham khảo sơn chống thấm bitum của một số hãng nổi tiếng như Shell Flintkote, Jona Bitum, TOA Weatherkote, Sika,..

Các bước cơ bản của quy trình thi công sơn bitum chống thấm :

  • Bước 1: Pha loãng sơn bitum chống thấm với nước sạch theo tỷ lệ 1:0.5. Dùng hỗn hợp đã pha quét lên bề mặt cần chống thấm.
  • Bước 2: Chờ khoảng 2 giờ để lớp chống thấm thứ nhất khô. Sau đó, tiến hành quét tiếp lớp chống thấm bitum thứ 2 theo tỷ lệ cứ 1m2 diện tích thì sử dụng 0.5kg.
  • Bước 3: Thực hiện lớp chống thấm thứ 3 tương tự như lớp chống thấm thứ 2.

Nhìn chung, quá trình thi công bitum chống thấm khá phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ thuật và kinh nghiệm nhất định. Nếu chưa có kinh nghiệm lựa chọn cũng như thi công bitum chống thấm, bạn có thể tham khảo dịch vụ của các đơn vị chống thấm chuyên nghiệp để tiết kiệm thời gian và chi phí, điển hình là dịch vụ chống thấm hiệu quả triệt để của công ty Thành Tâm chúng tôi.

]]>
https://chongthambmt.com/bitum-chong-tham-la-gi-phuong-phap-thi-cong-chong-tham-bang-bitum/feed/ 0
Có nên ốp tôn chống thấm? Cách ốp tôn chống thấm chuẩn https://chongthambmt.com/co-nen-op-ton-chong-tham-cach-op-ton-chong-tham-chuan/ https://chongthambmt.com/co-nen-op-ton-chong-tham-cach-op-ton-chong-tham-chuan/#respond Wed, 26 Apr 2023 08:43:59 +0000 https://chongthambmt.com/co-nen-op-ton-chong-tham-cach-op-ton-chong-tham-chuan/

Ốp tôn chống thấm là một trong những giải pháp chống thấm được nhiều chủ đầu tư và gia chủ áp dụng cho các công trình xây dựng. Vậy tại sao phải ốp tôn chống thấm? Cách thực hiện giải pháp này như thế nào là chuẩn và đem lại hiệu quả, độ bền cao nhất? Tất cả câu trả lời sẽ được chúng tôi hé lộ trong bài viết dưới đây.

Tại sao cần ốp tôn chống thấm?

Đối với mỗi công trình, chống thấm luôn là một giai đoạn quan trọng, không thể bỏ qua. Nếu bạn không ốp tôn chống thấm, các mặt tường trong căn nhà của bạn sẽ bị hư hại theo thời gian dưới tác động của nước và nhiệt độ. Đồng thời, gây nên hiện tượng ẩm mốc, làm mất đi tính thẩm mỹ của căn nhà.

Mặt khác, căn nhà xuống cấp do thấm, dột còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của gia chủ. Bởi vậy, ốp tôn chống thấm cho tường hay trần nhà là công đoạn cần thiết, không thể bỏ qua. Giải pháp này nhằm mục đích duy trì độ bền, tính thẩm mỹ và công năng sử dụng của các công trình.

ốp tôn chống thấm

Ưu – nhược điểm của giải pháp ốp tôn chống thấm là gì?

Ốp tôn chống thấm sở hữu nhiều ưu điểm mà không phải giải pháp chống thấm nào cũng có:

  • Khả năng chống thấm tốt: Bề mặt tôn chống thấm bằng phẳng và có những đường gờ dẫn nước nên có khả năng chống thấm nước rất tốt. Nước mưa tác động lên bề mặt này thường không thể đọng lại và khô rất nhanh.
  • Độ bền cao: Độ bền của tôn chống thấm vượt trội hơn rất nhiều so với các loại vật liệu khác. Công năng của lớp chống thấm bằng tôn có thể kéo dài vài chục năm, gần như không bị ảnh hưởng bởi thời tiết.

Bên cạnh một số ưu điểm nêu trên, ốp tôn chống thấm cũng tồn tại những nhược điểm nhất định như:

  • Dễ bị cong vênh do tác động của ngoại lực: Tấm tôn chống thấm thường rất mỏng. Do đó, nếu có lực mạnh tác động vào, tấm tôn dễ bị cong vênh, biến dạng. 
  • Đòi hỏi kỹ thuật thi công tỉ mỉ, chuyên nghiệp: Quá trình thi công tôn chống thấm đòi hỏi kỹ thuật rất cao. Bởi vì, phương pháp chống thấm này được áp dụng chủ yếu cho các mặt tường nên khi thi công người thợ cần phải thực sự khéo léo để đảm bảo độ bám, gắn kết giữa tấm tôn với mặt tường.
  • Tính thẩm mỹ không cao: So với các giải pháp chống thấm bằng sơn, nhựa đường hay bê tông, tính thẩm mỹ của giải pháp ốp tôn chống thấm không được đánh giá quá cao.
  • Chi phí tương đối cao: Khi lựa chọn giải pháp chống thấm này, ngoài chi phí cho vật liệu thì gia chủ còn phải bỏ thêm chi phí cho việc thi công. giá thi công trọn gói tôn chống thấm trên thị trường hiện nay dao động từ 130.000đ – 140.000đ/m2. Như vậy, diện tích càng rộng thì chi phí thi công sẽ càng cao.

Xem thêm: Cách chống thấm mái tôn

Cách ốp tôn chống thấm tường chuẩn, đem lại hiệu quả, độ bền cao

Trong xây dựng, ốp tôn chống thấm còn được gọi là bắn tôn. Kỹ thuật thi công tôn chống thấm có thể khác nhau tùy thuộc vào từng nhà thầu. Tuy nhiên, quy trình bắn tôn chống thấm cơ bản sẽ bao gồm các bước dưới đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ cho quá trình ốp tôn chống thấm

Các vật dụng cần chuẩn bị cho thi công ốp tôn chống thấm bao gồm: tôn dạng sóng cỡ 1.5 – 2cm; sắt không gỉ; các loại ốc vít; máy bắn tôn;… Và tất nhiên, không thể thiếu một đội ngũ thi công chuyên nghiệp để đảm bảo tiến độ và chất lượng sau khi hoàn tất công trình.

Thợ đang thi công ốp tôn chống thấm
Thợ đang thi công ốp tôn chống thấm
  • Bước 2: Xử lý bề mặt cần thi công

Để cách ốp tôn chống thấm đạt hiệu quả cao cần xử lý bề mặt thi công kỹ lưỡng. Bề mặt cần được xử lý sạch tạp chất và bụi bẩn, đồng thời khắc phục những khu vực bị nứt nẻ, lồi lõm bằng trám, vữa. 

  • Bước 3: Tiến hành ốp tôn chống thấm

Đầu tiên, người thợ sẽ dựng các khung sắt cố định, gắn chặt vào tường. Sau đó, tiến hành bắn những tấm tôn đã chuẩn bị vào những khung sắt này. Cuối cùng, sử dụng loại băng keo chống thấm chuyên dụng để bịt chặt các mối vít và khe hở do mối nối hai tấm tôn tạo thành.

Lưu ý: Để bảo đảm hiệu quả chống thấm tuyệt đối, các tấm tôn phải được ép chặt vào tường, tránh để các khe hở vì nước sẽ lọt vào. Các khung sắt và ốc vít phải cố định chắc chắn tránh tình trạng bong tróc gây nguy hiểm cho con người.

Trên đây là những thông tin và kỹ thuật cơ bản nhất liên quan tới giải pháp ốp tôn chống thấm. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết thêm một giải pháp chống thấm hiệu quả, bền đẹp để ứng dụng cho các công trình của mình. 

]]>
https://chongthambmt.com/co-nen-op-ton-chong-tham-cach-op-ton-chong-tham-chuan/feed/ 0
Keo PU Foam chống thấm là gì? Cách sử dụng như thế nào? https://chongthambmt.com/keo-pu-foam-chong-tham-la-gi-cach-su-dung-nhu-the-nao/ https://chongthambmt.com/keo-pu-foam-chong-tham-la-gi-cach-su-dung-nhu-the-nao/#respond Wed, 26 Apr 2023 08:43:53 +0000 https://chongthambmt.com/keo-pu-foam-chong-tham-la-gi-cach-su-dung-nhu-the-nao/

Khi nhắc tới các loại vật liệu chống thấm tốt nhất, bạn không thể bỏ qua keo Foam chống thấm. Sản phẩm này được nhiều nhà thầu tin dùng bởi sự tiện lợi và khả năng chống thấm hiệu quả. Nếu bạn cũng đang muốn tìm hiểu sâu về keo foam chống thấm thì nhất định đừng bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Keo PU Foam chống thấm là gì?

Keo PU Foam chống thấm hay còn được biết tới với tên gọi “keo trương nở” là một loại chất liệu chống thấm có chứa nhiều hợp chất khác nhau như polyol, isocyanate, chất tạo bọt,…trong thành phần.

Khi có sự tác động của máy phun cao áp chuyên dụng, các thành phần trong foam chống thấm sẽ hòa quyện với nhau và tạo nên một lớp bọt xốp siêu nhẹ, không mùi. Màu sắc của lớp bọt xốp này có thể khác nhau phụ thuộc vào từng sản phẩm. Một số màu thường gặp là trắng ngà, đỏ và xanh.

Tính đàn hồi và độ dẻo của keo PU Foam được đánh giá rất tốt. Đặc biệt, loại keo này còn không hòa tan trong nước. Đây chính là lý do keo Foam được sử dụng rất nhiều trong công đoạn chống thấm cho các công trình.

Ưu điểm của phương pháp chống thấm bằng keo Foam

Dù chống thấm bằng keo Foam có kỹ thuật thi công khá phức tạp. Tuy nhiên nó vẫn được ưa chuộng nhờ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp chống thấm khác:

  • Áp dụng được trên nhiều loại bề mặt khác nhau: Tốc độ hóa cứng của keo Foam rất nhanh. Do đó, loại vật liệu này có thể sử dụng để phun trên hầu hết các bề mặt như trần, tường nhà; các vách ngăn, mái nhà,… Đồng thời, keo Foam cũng có độ tương thích với nhiều loại chất liệu như nhôm, thép, bê tông, gỗ,…
  • Giúp tăng độ bền của vật liệu: Thử nghiệm thực tế cho thấy, khi sử dụng keo PU Foam để chống thấm có thể giúp tăng độ bền của vật liệu lên tới 300%. Nhờ đó, độ bền và công năng sử dụng của các công trình cũng được đảm bảo trong nhiều năm.
  • Đa dạng công năng: Bên cạnh khả năng chống lại sự xâm nhập của nước, lớp chống thấm tạo thành từ keo PU Foam còn có khả năng cách nhiệt giúp cho các công trình ấm áp vào mùa đông và mát mẻ hơn trong mùa hè. Ngoài ra, keo Foam còn có khả năng ngăn chặn các loại sâu bọ, côn trùng và nguy cơ nấm mốc,..
  • Giảm thiểu chi phí bảo dưỡng: Chi phí đầu tư keo chống thấm PU Foam có thể đắt hơn các loại vật liệu khác nhưng bù lại khi sử dụng giải pháp chống thấm này, bạn sẽ giảm thiểu được chi phí bảo dưỡng trong suốt quá trình sử dụng.
  • Khả năng phòng chống cháy, nổ: Keo PU Foam có đặc tính hàn. Vì thế, khi xảy ra cháy nổ, chất liệu này góp phần làm giảm mức độ lây lan của ngọn lửa.

Cách sử dụng keo PU Foam chống thấm như thế nào?

Trên thực tế, quy trình chống thấm bằng keo PU Foam khá phức tạp. Bởi vì, trước khi tiến hành chống thấm, bạn bắt buộc phải nắm rõ nguyên lý hoạt động cũng như tính chất của sản phẩm này.

Khi tiếp xúc với môi trường nước, keo Foam sẽ nở ra và bịt kín các kẽ hở, không cho nước xâm nhập vào. Nhờ đó, ngăn ngừa nguy cơ xuống cấp và hư hỏng của các bề mặt.

Xem thêm: Các loại keo chống thấm tốt nhất

Về cơ bản, quy trình chống thấm bằng keo Foam bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Bạn vệ sinh thật sạch các vết nứt hoặc kẽ hở trên bề mặt cần chống thấm. Bề mặt chống thấm được chuẩn bị càng tốt và sạch sẽ thì hiệu quả chống thấm bằng keo PU Foam sẽ càng cao.
  • Bước 2: Dùng máy bơm chuyên dụng trong xây dựng để đưa keo Foam vào sâu bên trong các kẽ hở và vết nứt hoặc phun keo phủ đều lên các bề mặt. Lớp chống thấm tạo thành từ keo Foam có độ dày từ 15 – 50cm.
  • Bước 3: Chờ khoảng 15 phút để keo Foam phản ứng và lấp đầy các bề mặt. Sau đó, tiếp tục phun 1 lớp Urethane lên trên để hoàn thiện quá trình chống thấm.

Ngoài công dụng chống thấm, keo PU Foam còn được ứng dụng cho nhiều hoạt động khác như lắp ghép các tấm Panel lạnh, làm tường cách nhiệt, cách âm,..

Lưu ý: 

  • Kiểm tra bề mặt trong những ngày tiếp theo để xem hiệu quả chống thấm. Nếu vẫn còn bị thấm, nên thực hiện bơm keo Foam tiếp để đảm bảo hiệu quả chống thấm tối ưu. 
  • Sau khi hoàn thành công đoạn chống thấm bằng PU Foam, bạn nên dùng bình xịt nước hoặc dầu chống rỉ sét vệ sinh súng bắn keo để phục vụ các lần sử dụng tiếp theo.
  • Nếu không có kinh nghiệm trong việc thi công keo PU Foam chống thấm, các bạn nên lựa chọn đơn vị chống thấm chuyên nghiệp để đảm bảo hiệu quả chống thấm tốt nhất.

Trên đây là toàn bộ các thông tin về keo Foam chống thấm cũng như cách thức thi công loại vật liệu này. Hy vọng bài viết này đã mang đến thêm một giải pháp chống thấm bền đẹp và hiệu quả cho các công trình của bạn.

]]>
https://chongthambmt.com/keo-pu-foam-chong-tham-la-gi-cach-su-dung-nhu-the-nao/feed/ 0
Màng khò chống thấm là gì? Ưu điểm và cách thi công https://chongthambmt.com/mang-kho-chong-tham-la-gi-uu-diem-va-cach-thi-cong/ https://chongthambmt.com/mang-kho-chong-tham-la-gi-uu-diem-va-cach-thi-cong/#respond Wed, 26 Apr 2023 08:43:46 +0000 https://chongthambmt.com/mang-kho-chong-tham-la-gi-uu-diem-va-cach-thi-cong/

Hiện nay, màng khò chống thấm đang là giải pháp chống thấm được rất nhiều nhà thầu và gia chủ quan tâm. Vậy màng khò chống thấm là gì? Ưu điểm và cách thức thi công loại vật liệu này ra sao? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Màng khò chống thấm là gì?

Màng khò chống thấm là một loại vật liệu xây dựng được sản xuất từ hỗn hợp có chứa nhiều bitum và hợp chất polymers APP nhằm mục đích phục vụ thi công chống thấm cho các công trình. Tên gọi “màng khò chống thấm” xuất phát từ cách thi công của loại vật liệu này.

Mặc dù, có đặc tính nóng chảy khi hơ nóng bằng khò nhưng loại màng này có khả năng chịu nhiệt rất tốt sau khi thi công. So với các loại vật liệu chống thấm truyền thống, màng khò chống thấm chỉ mới phổ biến trong vài năm trở lại. Tuy nhiên, nhờ nhiều ưu điểm vượt trội, loại vật liệu này được các nhà thầu lựa chọn cho nhiều công trình lớn.

Một số ưu điểm nổi bật của màng khò chống thấm

Phương pháp chống thấm bằng màng khò sở hữu khá nhiều ưu điểm như:

  • Tiết kiệm thời gian thi công: Thông thường, màng khò được sản xuất dưới dạng cuộn hoặc dạng tấm. Người dùng chỉ cần sử dụng tấm màng khò để thi công trực tiếp mà không cần chuẩn bị thêm chất phụ gia và thực hiện công đoạn gia công khác. Nhờ đó, giúp gia chủ tiết kiệm tối đa thời gian thi công.
  • Khả năng chống thấm vượt trội: Cấu tạo màng khò chống thấm giống như một chiếc áo mưa với khả năng chống thấm nước cực tốt trong mọi môi trường, bao gồm cả các môi trường có áp suất hơi nước cao.
  • Dẻo dai và tính đàn hồi tốt: Loại vật liệu này có khả năng chịu tải rất tốt, ít bị biến dạng trước những tác động của ngoại lực từ bên ngoài. Đồng thời, thích ứng cực kỳ tốt đối với sự thay đổi nhiệt độ.
  • Ứng dụng được trong nhiều công trình: Thi công màng khò chống thấm ứng dụng được cho rất nhiều kiểu công trình như WC, trần nhà, hố thang máy, bể bơi,… Có thể thi công cả ở những dạng địa hình phức tạp.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì màng khò chống thấm cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định:

Kỹ thuật thi công phức tạp đòi hỏi đội ngũ nhân công có chuyên môn và kinh nghiệm.

Khi thi công trên những bề mặt không bằng phẳng sẽ làm giảm công năng chống thấm do xuất hiện nhiều điểm chồng mí seno.

Xem thêm: Keo PU Foam chống thấm là gì?

Hướng dẫn thi công màng khò chống thấm đúng kỹ thuật

Hiệu quả chống thấm của màng khò chống thấm phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật thi công. Theo đó, quy trình thi công màng khò chống thấm sẽ bao gồm những bước cơ bản sau đây:

  • Bước 1: Trước tiên, các đơn vị thi công phải tiến hành khảo sát công trình để xác định diện tích bề mặt cần chống thấm và đưa ra ước lượng về các nguyên  – vật liệu cần thiết.
  • Bước 2: Chuẩn màng khò chống thấm và dụng cụ để thi công, quan trọng nhất là khò nóng. Đồng thời, dự kiến về số lượng nhân công cần sử dụng để đảm bảo tiến độ thực hiện nhanh chóng.
  • Bước 3: Dọn dẹp và xử lý sạch sẽ bề mặt trước khi thi công bằng các thiết bị dụng cụ chuyên dụng như chổi quét, máy mài, máy thổi bụi. Không để cát, đá, bụi bẩn,…dính lại trên bề mặt làm ảnh hưởng tới chất lượng lớp chống thấm. Nếu có những vết rạn nứt trên bề mặt thì phải trám kín bằng xi măng.
  • Bước 4: Tiến hành quét một lớp sơn lót mỏng gốc bitum lên bề mặt thi công nhằm tăng độ bám dính cho màng khò chống thấm.
  • Bước 5: Trải đều màng khò lên bề mặt cần thi công và dùng khò gas chuyên dụng để làm chảy lớp bitum bên dưới. Khi cảm thấy, lớp bitum đã chảy đều thì sử dụng con lăn miết chặt khắp các góc trên bề mặt.
  • Bước 6: Điều chỉnh và chồng các mép sao cho chuẩn. Miết các góc bằng bay để tạo sự liên kết. Sau đó, chờ vài tiếng để lớp chống thấm khô và cố định. Cuối cùng, ngâm thử nước để kiểm tra độ chống thấm và nghiệm thu công trình.

Lưu ý: Trong quá trình làm nóng chảy bitum bằng khò gas, người thợ cần căn mức lửa thật chuẩn. Nếu lửa quá nhỏ, tấm màng sẽ chảy chậm và không đồng đều. Còn nếu lửa quá to thì lớp màng sẽ có nguy cơ bị thủng gây lãng phí.

Về cơ bản, khả năng chống thấm của màng khò chống thấm được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, quy trình thi công loại vật liệu này khá phức tạp, đòi hỏi đội ngũ thi công giàu kỹ thuật và kinh nghiệm. Vì thế, gia chủ nên tìm kiếm một đơn vị thi công màng khò chống thấm uy tín khi có ý định sử dụng giải pháp chống thấm này.

]]>
https://chongthambmt.com/mang-kho-chong-tham-la-gi-uu-diem-va-cach-thi-cong/feed/ 0
[Top 4] Phương pháp chống thấm cổ ống xuyên sàn hiệu quả https://chongthambmt.com/top-4-phuong-phap-chong-tham-co-ong-xuyen-san-hieu-qua/ https://chongthambmt.com/top-4-phuong-phap-chong-tham-co-ong-xuyen-san-hieu-qua/#respond Wed, 26 Apr 2023 08:43:40 +0000 https://chongthambmt.com/top-4-phuong-phap-chong-tham-co-ong-xuyen-san-hieu-qua/

Chống thấm cổ ống xuyên sàn là một phương pháp chống thấm phổ biến thường được áp được áp dụng trong các công trình xây dựng quy mô lớn như trường học, nhà máy xí nghiệp,… Tuy nhiên, phương pháp chống thấm cổ ống xuyên sàn nào đem lại hiệu quả cao nhất hiện nay? Trong bài viết dưới đây, Chống thấm Thành Tâm sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết vấn đề này.

Đặc điểm của chống thấm cổ ống xuyên sàn

Chống thấm cổ ống xuyên sàn là một công đoạn phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải có đủ kỹ năng và kinh nghiệm. Cổ ống thường nằm ở những vị trí đặc thù, lắp đặt ngầm hoặc đâm xuyên qua bề mặt bê tông. Diện tích cổ ống mặc dù không quá lớn nhưng lại là nơi mạch nước ngầm chạy qua hoặc chịu tác động của nước mưa từ bên ngoài chảy vào.

Tình trạng thấm dột tại vị trí công ống có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

  • Trong quá trình xây dựng, gia chủ hoặc nhà thầu thi công chống thấm không đúng kỹ thuật hoặc trực tiếp bỏ qua công đoạn này;
  • Do tác động của nhiệt độ làm cho vật liệu bị giãn nở, phá vỡ kết cấu công trình. Từ đó, làm ảnh hưởng tới chất lượng chống thấm;
  • Vị trí và diện tích cổ ống không khớp với kết cấu công trình;
  • Đường ống bị rò rỉ do sử dụng lâu ngày.

Khi nắm được những nguyên nhân này, bạn sẽ tìm ra giải pháp chống thấm cổ ống phù hợp nhất. Đồng thời, biết cách phòng ngừa tình trạng thấm dột sau này.

Cổ ống xuyên sàn bị dột hay bị thấm sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ của công trình và sinh hoạt thường ngày của người dân. Nếu không được khắc phục kịp thời, thấm dột cổ ống có thể làm thấm dột trần nhà và các bề mặt tiếp giáp khác. Như vậy, bạn sẽ phải bỏ ra nhiều chi phí và thời gian hơn để khắc phục.

Xem thêm: Bitum chống thấm là gì?

Thay vì tự mình tìm giải pháp chống thấm cổ ống xuyên sàn và không đạt hiệu quả chống thấm cao. Bạn hãy tìm tới những đơn vị cung cấp dịch vụ chống thấm chuyên nghiệp để giải quyết nhanh chóng, triệt để vấn đề này.

Chống thấm cổ ống xuyên sàn

Top 4 phương pháp chống thấm cổ ống xuyên sàn hiệu quả nhất

Trong thi công xây dựng, có nhiều phương pháp thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn. Dưới đây là 4 phương pháp được các nhà thầu ứng dụng phổ biến nhất.

Phương pháp chống thấm cổ ống xuyên sàn tiêu chuẩn

Chống thấm cổ ống xuyên sàn tiêu chuẩn là phương pháp có thể ứng dụng cho mọi công trình. Quy trình thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn theo phương pháp này bao gồm các bước sau:

Bước 1: Làm sạch bề mặt xung quanh cổ ống

Làm sạch bề mặt xung quanh cổ ống là khâu không thể thiếu trong quá trình thi công. Bạn nên dùng các loại dụng cụ chuyên dụng như cọ sắt, chổi quét hoặc máy thổi bụi công suất lớn để dọn sạch bụi bẩn và nấm mốc trên bề mặt.

Nếu bề mặt xung quanh cổ ống có vật cản thì bạn phải tháo dỡ các vật này trước khi thi công. Dùng đục hoặc máy cắt loại bỏ các đoạn râu thép thừa xung quanh cổ ống. Sau đó, khoét xung quanh cổ ống một hố sâu có chiều dài tối thiểu 2cm.

Bước 2: Thực hiện phương pháp chống thấm cổ ống xuyên sàn tiêu chuẩn

  • Dùng thanh cao su trương nở loại hyperstop DB 2015 hoặc hyper seal BR – 2510NC quấn xung quanh cổ ống và các vị trí nối tiếp với cổ ống.
  • Dùng vữa hoặc xi măng trám kín hố sâu và các rãnh đã đục xung quanh đường ống. Lớp vữa này có độ dày tối thiểu bằng ½ bề mặt sàn bê tông.
  • Dùng bay láng mịn lớp vữa và xi măng trên bề mặt. Sau đó, chờ vữa khô và hoàn tất quá trình thi công bằng một lớp sơn chống thấm.

Chống thấm cổ ống xuyên sàn bằng Sika

Sika được đánh giá là một trong những loại vật liệu chống thấm hiệu quả nhất. Loại vật liệu này thích hợp dùng để chống thấm cổ ống xuyên sàn nằm ở khu vực nhà vệ sinh.

Bước đầu tiên của quy trình chống thấm cổ ống xuyên sàn bằng Sika cũng tương tự như phương pháp chống thấm tiêu chuẩn nêu trên. Tuy nhiên, bước thi công có khá nhiều khác biệt. Cụ thể như sau:

  • Tiến hành xác định vị trí cổ ống xuyên sàn hoặc xuyên tường theo đúng thiết kế. Sau đó, thực hiện ghép cốt pha;
  • Sử dụng hỗn hợp dầu Latex và xi măng quét lên bề mặt xi măng. Tiếp đó, dùng hỗn hợp dầu Latex và xi măng cát #75 để cố định đường cổ ống theo thiết kế.
  • Chờ lớp vữa định vị khô, dùng hỗn hợp dầu Latex trộn xi măng quét thêm một lớp phía trên nhằm nâng cao hiệu quả chống thấm.
  • Dùng thanh cao su trương nở quấn xung quanh khu vực cổ ống và các điểm nối;
  • Đổ vữa Grout lấp kín các rãnh xung quanh cổ ống. Nếu khe rãnh sâu thì có thể sử dụng thêm các sản phẩm trám khe chuyên dụng của Sika.

Vật liệu chống thấm bằng Sika rất đa dạng. Do đó, khi chống thấm cổ ống bằng loại vật liệu này. Bạn nên dựa vào đặc điểm kết cấu của công trình hoặc dự trù kinh phí để lựa chọn loại vật liệu Sika phù hợp nhất.

Chống thấm cổ ống xuyên sàn bằng màng khò chuyên dụng

So với hai phương thức nêu trên, màng khò chống thấm là phương thức ít được sử dụng hơn. Trước khi thi công chống thấm bằng phương pháp này, bạn cũng không được bỏ qua bước làm sạch và chuẩn bị bề mặt thi công.

Màng khò chống thấm có đặc tính dẻo, dễ dàn đều trên bề mặt. Tuy nhiên, trên các bề mặt lồi lõm như cổ ống, hiệu quả chống thấm của màng khò sẽ bị giảm. Vì thế, bạn cần phải dùng vữa hoặc xi măng để trám kín các rãnh xung quanh cổ ống, láng mịn bề mặt cho bằng phẳng. Sau đó, mới tiến hành dán màng khò lên trên. Dùng con lăn chuyên dụng ép chặt màng khò lên bề mặt từ các góc để đảm bảo độ kết dính.

Trên thực tế, màng khò được sản xuất thành từng cuộn với diện tích rất lớn. Đối với các vị trí hẹp như cổ ống, khi thi công, người thợ bắt buộc phải chia nhỏ màng khò chống thấm. Để tận dụng tối đa loại vật liệu này, gia chủ nên thực hiện thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn và các bề mặt xung quanh cùng một lần.

Chống thấm cổ ống xuyên sàn bằng vữa và keo chống thấm

Đây là phương pháp chống thấm cổ ống xuyên sàn khá truyền thống. Các công trình có thiết kế cổ ống thường đã tồn tại một lớp gạch lát trên bề mặt. Để không phá vỡ lớp kết cấu này, người thi công phải dùng máy móc và khoét đối xứng xung quanh cổ ống một cách khéo léo.

Các bước tiếp theo của quy trình thi công chống thấm cổ ống bằng phương pháp này như sau:

  • Sử dụng thanh cao su trương nở để cố định cổ ống;
  • Đổ vữa chống thấm xung quanh cổ ống sao cho lớp vữa này có độ dày bằng mặt sàn;
  • Phủ một lớp màng chống thấm lên trên. Dùng keo chống thấm chuyên dụng lấp kín các rãnh hoặc mối nối xung quanh cổ ống.
  • Quét lên bề mặt xung quanh cổ ống một lớp keo hoặc vữa chống thấm để đảm bảo tính thẩm mỹ.

Lưu ý: Các phương pháp thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Kết cấu bề mặt cũng như vị trí lắp đặt cổ ống của mỗi công trình không giống nhau. Vì thế, nếu muốn chống thấm cổ ống xuyên sàn hiệu quả, bạn tốt nhất vẫn nên tìm tới các đơn vị thi công chuyên nghiệp.

Cổ ống là vị trí tiếp xúc trực tiếp với mạch nước, dễ bị thấm dột do đường ống rò rỉ hoặc ngấm nước mưa. Vì vậy, chống thấm cổ ống xuyên sàn rất quan trọng. Hy vọng những phương pháp chống thấm cổ ống xuyên sàn mà chúng tôi gợi ý trên đây sẽ giúp công trình nhà bạn luôn bền đẹp với thời gian.

]]>
https://chongthambmt.com/top-4-phuong-phap-chong-tham-co-ong-xuyen-san-hieu-qua/feed/ 0
Top 3 cách chống thấm trần nhà bị nứt hiệu quả nhất https://chongthambmt.com/top-3-cach-chong-tham-tran-nha-bi-nut-hieu-qua-nhat/ https://chongthambmt.com/top-3-cach-chong-tham-tran-nha-bi-nut-hieu-qua-nhat/#respond Wed, 26 Apr 2023 08:43:33 +0000 https://chongthambmt.com/top-3-cach-chong-tham-tran-nha-bi-nut-hieu-qua-nhat/

Trần nhà bị nứt là một hiện tượng không hề hiếm gặp. Đặc biệt, đối với những công trình lâu năm, thường xuyên phải chịu tác động của biến đổi khí hậu. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ đem tới cho các bạn 3 cách chống thấm trần nhà bị nứt hiệu quả nhất.

Tại sao phải chống thấm trần nhà bị nứt?

Trần nhà bị nứt không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ của công trình mà còn gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.

Nước mưa chảy theo các khe nứt thấm vào trong nhà là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng ẩm mốc. Sinh hoạt lâu trong môi trường ẩm mốc cũng làm sức khỏe con người bị giảm sút, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Mặt khác, yếu tố này cũng tác động làm hỏng nội thất và các vật dụng khác trong nhà.

Không chỉ vậy, nếu vết nứt lớn, nước mưa sẽ nhỏ trực tiếp vào trong nhà khiến nền nhà bị trơn trượt. Điều này cực kỳ nguy hiểm đối với những gia đình có người già và trẻ nhỏ.

Chính vì vậy, trần nhà phải được chống thấm từ thời điểm thi công hoặc khắc phục ngay khi phát hiện các lỗ hổng và vết nứt.

Top 3 cách chống thấm trần nhà bị nứt hiệu quả

Trong xây dựng, có không ít những giải pháp chống thấm trần nhà bị nứt. Tuy nhiên, không phải giải pháp nào cũng hiệu quả và có tính thẩm mỹ cao. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ tổng hợp và hướng dẫn các bạn 3 cách chống thấm tường nhà bị nứt hiệu quả và kinh tế nhất.

Chống thấm trần nhà bị nứt bằng sơn CT-11A

Sơn CT-11A Plus là một trong những sản phẩm sơn chống thấm nổi tiếng của thương hiệu KOVA. Loại sơn này có khả năng bám dính tốt trên nhiều bề mặt, đặc biệt là bê tông và vữa xi măng. Theo thử nghiệm thực tế, độ bền của sơn CT-11A có thể lên tới 15 năm tùy tính chất công trình, ít bị mài mòn bởi thời tiết và chống thấm được cả trong môi trường nước mặn, có độ kiềm cao.

Chống thấm trần nhà bị nứt bằng sơn CT-11A

Quy trình thi công chống thấm trần nhà bị nứt bằng sơn CT-11A như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và làm sạch mặt bằng để thi công.

Trước khi công, bạn phải làm sạch mặt bằng. Đây là công đoạn bắt buộc đối với mọi phương pháp thi công chống thấm. Đối với trần nhà bị nứt, bạn cần dọn sạch bụi bẩn, sơn bị bong tróc và trám kín các vết nứt. Thao tác này giúp lớp sơn bám tốt và mịn màng hơn.

  • Bước 2: Chuẩn bị hỗn hợp chất liệu thi công.

Trộn đều hỗn hợp chống thấm bao gồm xi măng, nước và sơn CT-11A theo tỷ lệ lần lượt là 1:0.5:1 (tương đương 1 kg xi măng, 0.5l nước và 1kg CT-11A).

  • Bước 3: Tiến hành thi công.

Quét từ 2 – 3 lớp chống thấm bằng hỗn hợp trên. Thời gian quét các lớp cách nhau khoảng 6 – 8 giờ.

Lưu ý: Sau khi quét xong lớp chống thấm cuối cùng, bạn khoảng 4 ngày để lớp phủ này khô thì mới tiến hành các giai đoạn thi công tiếp theo.

Xem thêm: Phương pháp chống thấm cổ ống xuyên sàn

Khắc phục trần nhà bị nứt bằng keo chống thấm chuyên dụng

Keo chống thấm chuyên dụng là giải pháp chống thấm tối ưu dành cho tường nhà bị nứt với ưu điểm an toàn, tiết kiệm chi phí. Các bước thi công chống thấm trần nhà bị nứt bằng loại vật liệu này như sau:

  • Bước 1: Lựa chọn loại keo chống thấm phù hợp và chuẩn bị các dụng cụ phục vụ việc thi công.

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều thương hiệu keo chống thấm nổi tiếng. Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm tiêu biểu như AS – 4001SG, Neomax 820, Silicone, RTV, Acrylic,…

Các dụng cụ cần cho quá trình thi công là bàn chải sắt, chổi, bay, máy đục, máy bài, máy khoan,…quan trọng nhất là máy bơm keo áp lực cao.

Chống thấm trần nhà bị nứt bằng keo chống thấm chuyên dụng

  • Bước 2: Dùng các dụng cụ đã chuẩn bị để làm sạch bề mặt thi công

Xác định vị trí các vết nứt. Sau đó, làm nhẵn các đường gồ xung quanh vết nứt bằng máy mài. Dùng bàn sắt cọ sạch bề mặt vết nứt và thổi sạch bụi bằng máy hoặc dùng chổi để quét. Tiếp đó, chọn và đánh dấu các vị trí để khoan gắn kim bơm.

  • Bước 3: Khoan và lắp đặt kim bơm keo.

Sử dụng máy khoan để khoan tại vị trí đã đánh dấu. Khoảng cách trung bình giữa hai mũi từ 15 – 20cm. Độ sâu của các mũi khoan phải xuyên qua các vết nứt. Sau khi khoan xong thì cố định kim bơm keo vào các lỗ khoan. 

  • Bước 4: Tiến hành thi công

Tiến hành pha trộn keo và bơm hỗn hợp này vào các vết nứt. Tỷ lệ pha trộn vật liệu có thể khác nhau tùy thuộc vào từng sản phẩm.

Chống thấm trần nhà bị nứt bằng Sika

Cùng với Kova, Sika cũng là một thương hiệu chống thấm được rất nhiều nhà thầu tin dùng. Lớp chống thấm bằng Sika không chỉ có khả năng kháng nước hiệu quả mà còn có độ bền rất cao.

Chống thấm trần nhà bị nứt bằng Sika

Quy trình chống  thấm trần nhà bị nứt bằng Sika bao gồm các bước tương tự như CT-11A. Bên cạnh đó, gia chủ có thể tham khảo thêm hướng dẫn chi tiết từ phía sản xuất.

Nhìn chung, chống thấm trần nhà là một công đoạn khá công phu và phức tạp, đòi hỏi người thi công phải có chuyên môn và kinh nghiệm. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn lựa chọn được cách chống thấm trần nhà bị nứt hiệu quả nhất để giúp căn nhà của bạn luôn bền đẹp với thời gian.

]]>
https://chongthambmt.com/top-3-cach-chong-tham-tran-nha-bi-nut-hieu-qua-nhat/feed/ 0
Ưu và nhược điểm của chống thấm màng khò & Báo giá chi tiết https://chongthambmt.com/uu-va-nhuoc-diem-cua-chong-tham-mang-kho-bao-gia-chi-tiet/ https://chongthambmt.com/uu-va-nhuoc-diem-cua-chong-tham-mang-kho-bao-gia-chi-tiet/#respond Wed, 26 Apr 2023 08:43:15 +0000 https://chongthambmt.com/uu-va-nhuoc-diem-cua-chong-tham-mang-kho-bao-gia-chi-tiet/

Chống thấm màng khò là một trong những giải pháp thi công chống thấm phổ biến nhất hiện nay. Vậy ưu, nhược điểm của chống thấm màng khò là gì? Giá thi công phương pháp chống thấm này ra sao? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp chi tiết những vấn đề trên.

Chống thấm màng khò có ưu điểm và nhược điểm gì?

Mỗi phương pháp chống thấm đều có những ưu – nhược điểm riêng. Chống thấm màng khò cũng vậy. Nắm rõ những ưu điểm, nhược điểm sau đây sẽ giúp gia chủ ứng dụng phương pháp chống thấm này hiệu quả hơn.

Ưu điểm của chống thấm màng khò

Không phải tự nhiên mà chống thấm màng khò được rất nhiều nhà thầu lựa chọn. Cách chống thấm này sở hữu nhiều ưu điểm mà không phải giải pháp nào cũng có.

  • Hiệu quả chống thấm tối ưu: Màng khò chống thấm có cấu tạo trơn nhẵn giống như một loại túi nilon. Do đó, loại vật liệu này có khả năng chống thấm vô cùng tốt, không lưu giữ nước trên bề mặt. Đặc biệt, có thể sử dụng để chống thấm trong cả những môi trường có áp suất hơi nước thấp.
  • Tính đàn hồi và chịu tải tốt: Ngoài khả năng chống thấm, màng khò còn có tính đàn hồi và chịu tải rất tốt. Ít bị thay đổi hay biến dạng trước những tác động từ môi trường bên ngoài như nhiệt độ, gió,.. hoặc các ngoại lực từ bên ngoài.
  • Thích hợp với môi trường khí hậu nóng ẩm gió mùa: Khí hậu nước ta rất khắc nghiệt. Màng khò là loại vật liệu thích nghi tốt với những thay đổi của nhiệt độ. 
  • Tính ứng dụng đa dạng: Nhờ đặc tính dẻo dai, dễ kéo phẳng, dàn đều, loại vật liệu này có thể ứng dụng cho nhiều kiểu công trình khác nhau. Đặc biệt, tương thích với nhiều loại bề mặt từ bê tông cho tới gỗ, đá,…

Nhược điểm của màng khò chống thấm

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì màng khò chống thấm cũng có một số mặt hạn chế như:

  • Cách thức thi công phức tạp: Cách thức thi công màng khò chống thấm khá phức tạp, phải trải qua nhiều công đoạn. Do đó, đòi hỏi người thi công phải nắm bắt được kỹ thuật và kinh nghiệm.
  • Không tương thích với các bề mặt không bằng phẳng: Khi thi công trên bề mặt không bằng phẳng, trên màng khò chống thấm sẽ xuất hiện các điểm chồng mí seno. Nếu không xử lý triệt để, các điểm chồng mí này có thể làm giảm khả năng chống thấm và tính thẩm mỹ của công trình.

Cách tốt nhất để khắc phục những nhược điểm nêu trên là tìm một đơn vị chống thấm chuyên nghiệp. Tiêu biểu như Công ty chống thấm Thành Tâm. Với đội ngũ thợ thi công giàu kinh nghiệm và có tay nghề cao, các đơn vị thi công chắc chắn sẽ tận dụng tối đa những ưu điểm của loại vật liệu chống thấm này.

Xem thêm: Cách ốp tôn chống thấm chuẩn

Báo giá thi công màng khò chống thấm 2023

Trên thực tế, rất khó để đưa ra mức giá thi công cụ thể cho từng công trình khi chưa tiến hành khảo sát hoặc trao đổi với khách hàng. Thông thường, giá thi công chống thấm màng khò sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như chất lượng màng khò chống thấm, độ khó và diện tích mặt bằng thi công.

Báo giá thi công màng khó chống thấm

Tuy nhiên, các bạn có thể tham khảo bảng giá thi công một số loại màng khò chống thấm phổ biến dưới đây:

Giá màng khò chống thấm Lemax

Phân loại Kích thước sản phẩm Giá thành
4mm S – APP 1m x 4mm x 10m/cuộn 1.300.000 VNĐ
4mm GY – APP 1m x 4mm x 10m/cuộn 1.300.000 VNĐ
3mm PE – APP 1m x 3mm x 10m/cuộn 1.150.000 VNĐ
4mm PE – APP 1m x 4mm x 10m/cuộn 1.300.000 VNĐ
3mm GY – APP 1m x 3mm x 10m/cuộn 1.150.000 VNĐ
3mm S – APP 1m x 3mm x 10m/cuộn 1.150.000 VNĐ

Giá màng khò chống thấm Vetroasfalto

Phân loại Kích thước sản phẩm Giá thành
Màng khò chống thấm Breiglas 3mm S – APP 1m x 3mm x 10m/cuộn 1.060.000 VNĐ
Màng khò chống thấm Breiglas 3mm GY – APP 1m x 3mm x 10m/cuộn 1.060.000 VNĐ
Màng khò chống thấm Breiglas 4mm PE – APP 1m x 4mm x 10m/cuộn 1.260.000 VNĐ
Màng khò chống thấm Breiglas 4mm S – APP 1m x 4mm x 10m/cuộn 1.260.000 VNĐ
Màng khò chống thấm Breiglas 3mm PE – APP 1m x 3mm x 10m/cuộn 1.060.000 VNĐ

Bên cạnh giá vật liệu thì chi phí thi công sẽ được tính theo diện tích (m2). Để có được bảng giá chi tiết của từng đơn vị, bạn nên liên hệ để nhận tư vấn trực tiếp.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về ưu điểm, nhược điểm cũng như giá thi công màng khò chống thấm. Nhìn chung, giải pháp chống thấm bằng màng khò khá tối ưu. Các bạn có thể tìm hiểu thêm và áp dụng cho các công trình của mình!

]]>
https://chongthambmt.com/uu-va-nhuoc-diem-cua-chong-tham-mang-kho-bao-gia-chi-tiet/feed/ 0
Top 8 giải pháp chống thấm chân tường hiệu quả nhất https://chongthambmt.com/top-8-giai-phap-chong-tham-chan-tuong-hieu-qua-nhat/ https://chongthambmt.com/top-8-giai-phap-chong-tham-chan-tuong-hieu-qua-nhat/#respond Wed, 26 Apr 2023 08:43:07 +0000 https://chongthambmt.com/top-8-giai-phap-chong-tham-chan-tuong-hieu-qua-nhat/

Chân tường nhà bạn đang có hiện tượng bị thấm dột? Bạn đau đầu vì chưa tìm thấy giải pháp chống thấm chân tường nào hiệu quả? Đừng lo lắng! Top 8 giải pháp chống thấm chân tường mà Thành Tâm cập nhật dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết triệt để vấn đề này.

Tại sao chân tường của công trình bị thấm?

Không chỉ riêng tường nhà, tất cả các bộ phận trong công trình đều có nguy cơ bị thấm dột. Tình trạng thấm, dột chân tường có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

  • Do đặc tính của các loại vật liệu xây dựng bên trong

Tường công trình thường được xây dựng từ gạch vữa hoăc xi măng. Các loại vật liệu này tuy cứng rắn nhưng không có khả năng chống thấm nước khi tồn tại độc lập. Vì vậy, trải qua quá trình sử dụng lâu dài, chân tường xây dựng ở những nơi có độ ẩm cao, mưa nhiều hoặc gần nguồn nước thường xảy ra hiện tượng bị thấm ẩm, mọc rong rêu hoặc nấm mốc.

Công ty chống thấm chân tường

  • Do nhà thầu bỏ qua giai đoạn chống thấm khi thi công

Nhiều nhà thầu trực tiếp bỏ qua công đoạn chống thấm chân tường khi thi công. Bởi vì, gia chủ không có thỏa thuận từ trước hoặc nhằm tiết kiệm chi phí. Điều này dẫn tới tình trạng công trình bị thấm, dột và xuống cấp chỉ sau một thời gian ngắn do tác động của mạch nước ngầm hoặc nước mưa từ bên ngoài.

Xem thêm: Phương pháp chống thấm cổ ống xuyên sàn

  • Do cắt xén vật liệu chống thấm hoặc sử dụng vật liệu chất lượng kém

Một số nhà thầu không uy tín, trực tiếp cắt xén vật liệu chống thấm hoặc thay thế bằng các loại vật liệu kém chất lượng có giá thành rẻ hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến lớp chống thấm chân tường không hiệu quả, dễ bị bong tróc, thấm dột sau khi thi công.

  • Do công trình đã sử dụng lâu năm

Đây là một trong những nguyên nhân khách quan dẫn tới hiện tượng thấm dột chân tường. Ở các khu dân cư hoặc công trình cũ, lớp chống thấm ban đầu sẽ dần mất đi tác dụng. Vì vậy, khi nước mưa chảy từ bên ngoài vào hoặc xảy ra hiện tượng thấm dột thì chân tường cũng bị thấm theo.

Xem thêm: Màng khò chống thấm là gì?

Vai trò của công đoạn chống thấm chân tường

Chống thấm chân tường là một công đoạn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thi công xây dựng. Nếu chân tường không được chống thấm, nguy cơ bị thấm dột và nấm mốc sẽ rất cao. Về lâu dài, tình trạng này phát triển sẽ khiến cả bức tường trở nên loang lổ, mất đi tính thẩm mỹ.

Mặt khác, hiện tượng thấm dột trong thời gian dài còn có thể gây sụt lún, làm thay đổi kết cấu công trình. Từ đó, gây nguy hiểm cho người đang sinh sống trong căn nhà. Chống thấm chân tường giúp ngăn chặn các nguy cơ trên. Đồng thời, tăng tuổi thọ và duy trì công năng sử dụng của công trình.

Top 8 giải pháp chống thấm chân tường hiệu quả

Trong thi công xây dựng, có rất nhiều giải pháp chống thấm chân tường khác nhau. Mỗi giải pháp chống thấm lại có ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp và giới thiệu tới bạn 8 giải pháp chống thấm chân tường hiệu quả, được nhiều nhà thầu ứng dụng nhất.

Chống thấm chân tường bằng cách ốp gạch

Đây là một giải pháp chống thấm chân tường được sử dụng cho rất nhiều công trình. Cách chống thấm này sở hữu nhiều ưu điểm:

  • Vừa đem lại hiệu quả chống thấm cao, vừa có tác dụng trang trí: Gạch đá hoa lát tường cứng rắn và có bề mặt bằng phẳng, không tích nước. Do đó, hiệu quả chống thấm rất cao. Thêm vào đó, gạch lát có nhiều loại để bạn lựa chọn. Trên bề mặt gạch có màu sắc, hoa văn khác nhau nên có thể sử dụng để trang trí.
  • Cách thi công đơn giản: Khi thi công chống thấm chân tường bằng gạch lát, bạn chỉ cần dùng bay quét một lớp vữa mỏng lên bề mặt và ốp gạch đá hoa lên. Các công đoạn này không quá phức tạp, tốc độ thi công cũng nhanh chóng.
  • Vệ sinh dễ dàng: Với chân tường ốp gạch đá hoa, bạn có thể vệ sinh dễ dàng bằng rẻ lau hoặc dùng nước để rửa trực tiếp.

Ngoài các ưu điểm nêu trên, chống thấm chân tường bằng các ốp gạch cũng có một số nhược điểm nhất định. Theo các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, khi sử dụng giải pháp chống thấm này, phần chân tường được bảo vệ rất tốt. Tuy nhiên, phần tường không ốp gạch phía trên có thể bị thấm do hơi ẩm bên dưới thấm ngược lên.

Chống thấm chân tường bằng giấy dán tường

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp chống thấm chân tường này chính là giá rẻ, nhanh chóng, phù hợp với những công trình tạm như nhà trọ, cửa hàng cho thuê, ký túc xá. Thêm vào đó, quy trình chống thấm chân tường bằng giấy dán cũng đơn giản. Bạn chỉ cần mua loại giấy dán tường dạng decal về, lột lớp bảo vệ phía sau và áp trực tiếp lên tường.

Hiện nay, các loại giấy dán tường cũng rất đa dạng. Bạn có thể lựa chọn màu sắc và hoa văn theo sở thích của mình. Tuy vậy, đối với giải pháp chống thấm này, bạn nên lựa chọn các loại giấy bề mặt cứng cáp, có độ dai, không dễ bị rách do thấm nước. Hoặc lựa chọn một số loại vật liệu thay thế có đặc tính như gạch ốp hay đá hoa.

Về nhược điểm, lớp chống thấm bằng giấy dễ bị bong tróc do tác dụng của nhiệt độ, độ ẩm nên độ bền không được đánh giá cao. Phương pháp chống thấm chân tường này không thích hợp với những công trình sử dụng lâu dài hoặc đòi hỏi tính thẩm mỹ cao.

Xem thêm: Chống thấm Composite

Sử dụng hỗn hợp vữa trộn xi măng để chống thấm chân tường

Đây là giải pháp chống thấm chân tường truyền thống, thường sử dụng cho các dạng nhà ống hoặc nhà xây cấp 4 ở nông thôn. Quy trình chống thấm bằng phương pháp này như sau:

  • Tại vị trí sát chân tường, người thợ dùng máy móc hoặc dụng cụ chuyên dụng đục một lớp vữa;
  • Chuẩn bị hỗn hợp vữa + xi măng trộn theo tỉ lệ 1:1. Hỗn hợp này không quá cứng cũng không được quá lỏng.
  • Quét hỗn hợp đã chuẩn bị lên bề mặt chân tường, dùng bay láng mịn. Sau đó, dùng hỗn hợp vữa có trộn thêm chất phụ gia chống thấm phủ đều lại một lần nữa.

Phương pháp chống thấm chân tường này có ưu điểm nhanh gọn, giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, hiệu quả chống thấm không mang tính tuyệt đối. Bởi vì, nước len vào theo các mao mạch và dẫn tới hiện tượng thấm ngược.

Chống thấm chân tường bằng cách tạo dầm cách ẩm

Khi chống thấm chân tường bằng giải pháp này, người thợ sẽ phải dùng khoan, đục, máy cắt để tạo một rãnh làm dầm cách ẩm. Sau đó, dùng vữa tự chảy AC Grout hoặc Sika đổ đầy vào rãnh đã đục.

So với phương pháp sử dụng giấy dán tường hoặc ốp gạch, hiệu quả chống thấm của dầm cách ẩm cao hơn. Tuy nhiên, việc khoan đục có thể làm ảnh hưởng tới kết cấu công trình, gây ra hiện tượng sụt lún. Chính vì vậy, phương pháp chống thấm này ít được sử dụng cho các công trình lớn.

Chống thấm chân tường bằng keo PU Foam

Keo PU Foam cũng là một loại vật liệu chống thấm rất nổi tiếng, thường được sử dụng chống thấm ngược cho các công trình hoặc xử lý rò rỉ trên kết cấu bề mặt bê tông.

Khi gặp nước, keo PU Foam sẽ tạo thành một lớp bọt. Đặc tính của lớp bọt này là có tính đàn hồi và mật độ tập trung phân tử cao. Nhờ đó mà keo PU Foam có khả năng lấp đầy các khe nứt và chống thấm triệt để.

Chống thấm chân tường bằng dung dịch Water Seal DPC chuyên dụng

Water Seal DPC là chất chống thấm chuyên dụng, tồn tại dưới dạng tinh thể giống như keo. Nguyên lý hoạt động của loại chất chống thấm này như sau: Sau khi quét lên bề mặt chân tường, Water Seal DPC sẽ thẩm thấu vào sâu dưới lớp gạch và bê tông. Chất chống thấm dạng gel này tạo thành một lớp màng bảo vệ bịt kín các lỗ rỗng. Nhờ đó, nước và hơi ẩm không thể chui theo các mao mạch thấm vào chân tường.

Quy trình chống thấm chân tường bằng Water Seal DPC bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Người thợ tiến hành đục vữa tại vị trí sát chân tường cần thi công chống thấm

Lớp vữa bên ngoài chân tường này có chiều dài khoảng 30 – 40cm (tùy từng công trình). Khi tiến hành đục vữa, người thợ phải nắm chắc kỹ thuật, tránh trường hợp làm ảnh hưởng tới kết  cấu bên trong của công trình.

  • Bước 2:  Khoan, lắp đặt phễu trong chân tường để đổ hóa chất

Tại vị trí cách nền chân tường khoảng 15 – 20cm, dùng máy khoan để khoan một lỗ nghiêng 45 độ so với bề mặt tường. Độ sâu của lỗ khoan khoảng 11cm (nếu tường có độ dày khoảng 10cm).

Nếu độ dày của tường là 20cm thì khoan 2 mũi. Trong đó, mũi thứ nhất nghiêng 45 độ so với bề mặt và sâu 10cm (tính từ hàng gạch dưới lên). Độ sâu của mũi thứ 2 là 22cm.

  • Bước 3: Làm sạch bề mặt chân tường cần chống thấm và lắp đặt  ống dẫn

Trước tiên, bạn dùng máy bơm hoặc chổi quét chuyên dụng loại bỏ các loại bụi bẩn trên bề mặt chân tường.  Tiếp đó, đổ một lượng nước nhỏ, đồng thời đặt ống dẫn dung dịch vào các lỗ đã khoan.

  • Bước 4: Đổ dung dịch Water Seal DPC vào các lỗ đã khoan.

Đổ dung dịch Water Seal DPC một cách từ từ vào lỗ đã khoan. Liều lượng mỗi lần đổ khoảng 30 – 35ml, không nên đổ quá nhiều một lần, tránh tình trạng Water Seal DPC bị trào ra ngoài. Quan sát tới khi nào thấy miệng lỗ khoan đầy thì dừng lại. Trung bình sẽ cần khoảng 1.5l Water Seal DPC cho 1m tường tương ứng.

  • Bước 5: Trám lỗ khoan

Dùng hỗn hợp vữa + xi măng + cát + nước + Water Seal DPC trám kín miệng các lỗ khoan ngay sau khi đổ đầy dung dịch chống thấm.

Chống thấm chân tường bằng sơn chống thấm chuyên dụng

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sơn chống thấm nổi tiếng như Koval, Dulux, Sika,… Bạn có thể sử dụng một trong các loại sơn chống thấm này để quét chống thấm bề mặt chân tường ở trong nhà.

Bề mặt chân tường trong nhà bằng phẳng. Hơn nữa, không phải là nơi chịu tác động trực tiếp từ các yếu tố bên ngoài môi trường như nước mưa, nhiệt độ,.. Vì vậy, sau khi hoàn tất quá trình thi công, bạn chỉ cần chờ bề mặt chân tường khô. Sau đó, mua sơn chống thấm về và quét lần lượt 3 lớp trên bề mặt. Thời gian quét mỗi lớp cách nhau khoảng 8 tiếng.

Đây là một giải pháp chống thấm tương đối hiệu quả lại đảm bảo tính thẩm mỹ. Một số loại sơn còn cho phép bạn lau dọn dễ dàng bằng rẻ khi xuất hiện bụi bẩn.

Giải pháp chống thấm chân tường ngược, không cần đục vữa

Nếu chân tường nhà bạn xuất hiện tình trạng thấm ngược từ bên ngoài vào thì chống thấm ngược, không cần đục lỗ là giải pháp tối ưu nhất. Đặc biệt, đối với các khu vực chân tường nằm giáp ranh với công trình nhà bên cạnh hoặc chưa được trát vữa từ bên ngoài.

Để thi công chống thấm chân tường bằng phương pháp này, bạn cần chuẩn bị hai loại vật liệu, bao gồm: Water Seal DPC (dạng dung dịch) và Fosroc TGP (dạng bột).

Cách thức tiến hành như sau:

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần thi công. Công dụng chống thấm của vật liệu chỉ được phát huy tối đa khi bề mặt sạch sẽ.
  • Bước 2: Dùng bình phun mini hoặc máy bơm để làm ẩm bề mặt. Sau đó, chờ một thời gian để bề mặt khô và không quá ẩm ướt.
  • Bước 3:  Trộn đều hai loại vật liệu Water Seal DPC và Fosroc TGP đã chuẩn bị theo tỉ lệ 1:3.
  • Bước 4: Dùng hỗn hợp vừa trộn quét lần lượt 2 hoặc 3 lớp chống thấm lên bề mặt chân tường. Thời gian quét chống thấm mỗi lần cách nhau khoảng 2-4 tiếng.
  • Bước 5: Chờ khi lớp chống thấm cuối cùng khô, phủ thêm một lớp sơn chống thấm lên bề mặt để đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình.

Những lưu ý khi thi công chống thấm chân tường

Trong quá trình thi công chống thấm chân tường, để đạt được hiệu quả chống thấm tốt nhất, người thi công phải ghi nhớ các lưu ý sau:

  • Tuyệt đối không bỏ qua bước làm sạch bề mặt: Dù áp dụng phương pháp chống thấm nào, bạn cũng tuyệt đối không được bỏ qua công đoạn làm sạch bề mặt. Bởi vì, chỉ khi bề mặt sạch sẽ, không dính bụi bẩn hay lớp sơn bong tróc thì khả năng kết dính của các loại vật liệu mới duy trì ở trạng thái tốt nhất.
  • Lựa chọn loại vật liệu chống thấm chất lượng: Các loại vật liệu chính hãng, chất lượng sẽ đảm bảo độ bền của lớp chống thấm có thể kéo dài ít nhất khoảng 10 – 15. Ngược lại, khi bạn sử dụng các loại vật liệu chất lượng kém, hiệu quả chống thấm sẽ không cao.
  • Lựa chọn phương pháp thi công chống thấm phù hợp: Tính chất chân tường ở mỗi khu vực sẽ khác nhau. Do đó, bạn cần đánh giá tình trạng thực tế để lựa chọn giải pháp chống thấm phù hợp. Ví dụ như chân tường ở khu vực nhà tắm, nhà vệ sinh thường xuyên phải tiếp xúc với nước, phương pháp chống thấm phù hợp nhất là lát gạch đá hoa. Chiều cao của lớp chống thấm này ít nhất phải bằng 2/3 chiều cao tường nhà tắm.
  • Bảo trì lớp chống thấm thường xuyên: Mặc dù, vật liệu tốt có thể đảm bảo độ bền của lớp chống thấm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn vẫn nên quan sát bề mặt chân tường thường xuyên. Nếu phát hiện ra có hiện tượng thấm dột thì phải sửa chữa, bảo trình kịp thời. Thói quen này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí dành cho việc thi công chống thấm lại.

Thành Tâm – Đơn vị chống thấm chân tường uy tín, chuyên nghiệp

Đối với một số phương pháp chống thấm chân tường đơn giản, bạn có thể tự thực hiện được. Tuy nhiên, đối với các công trình lớn hay muốn đạt được hiệu quả chống thấm tuyệt đối, bạn sẽ chắc chắn phải cần tới sự giúp đỡ của các đơn vị thi công chống thấm chuyên nghiệp.

Hiện nay, có không ít cá nhân và nhà thầu cung cấp dịch vụ này. Điều này mang tới cho bạn đa dạng sự lựa chọn nhưng đồng thời cũng khiến bạn cảm thấy hoang mang vì không biết nên lựa chọn đơn vị nào?

Chống thấm Thành Tâm là đơn vị có nhiều năm trong lĩnh vực thi công chống thấm. Chúng tôi cung cấp nhiều loại dịch vụ chống thấm khác nhau. Trong đó, chống thấm chân tường là dịch vụ trọng tâm và thế mạnh của Thành Tâm.

So với các đơn vị khác, chúng tôi sở hữu rất nhiều thế mạnh:

  • Đội ngũ nhân lực nhiệt tình, có tay nghề và giàu kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7;
  • Đảm bảo chất lượng chống lâu dài cho mọi công trình với chế độ bảo hành dài hạn;
  • Cam kết sử dụng các loại vật liệu chống thấm chất lượng, chính hãng, nói không với các loại vật liệu kém chất lượng;
  • Đa dạng dịch vụ, bao gồm: chống thấm tổng thể công trình, chống thấm sân thượng, chống thấm nhà vệ sinh, chống thấm hồ cá,…
  • Có quy trình dịch vụ chống thấm rõ ràng, bao gồm các bước: khảo sát công trình – báo giá chống thấm – tiến hành thi công – hoàn thành và nghiệm thu – thanh toán chi phí;
  • Cung cấp dịch vụ chống thấm với mức giá cạnh tranh, thấp nhất thị trường.

Là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực chống thấm, hơn ai hết Thành Tâm hiểu được tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ và khách hàng. Chính vì vậy, chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao tay nghề của đội ngũ nhân viên cũng như chất lượng dịch vụ. Rất nhiều khách hàng đã sử dụng dịch vụ chống thấm chân tường của Thành Tâm và hài lòng. Còn bạn thì sao?

]]>
https://chongthambmt.com/top-8-giai-phap-chong-tham-chan-tuong-hieu-qua-nhat/feed/ 0