Các công trình nhà ở cao tầng, nhà dân dụng, tầng hầm, sàn mái sân thượng… thường sử dụng bê tông bởi sự chắc chắn, vững chãi. Thế nhưng, sau một thời gian sử dụng, bê tông xuất hiện nhiều vết rạn chân chim, bị ngả màu, ố vàng. Vì vậy, cần phải thực hiện chống thấm bê tông để đảm bảo chất lượng công trình một cách tối ưu nhất.
Nguyên nhân gây vết rạn, ố vàng ở bê tông
- Do vật liệu sử dụng. Vật liệu, chất liệu sử dụng trong quá trình xây dựng không tốt, chất lượng không đảm bảo nên khi gặp mưa, bê tông dễ bị nứt gãy và rạn nứt chân chim.
- Do thay đổi cấu trúc của vật liệu. Vật liệu bao quanh mái sàn nhưng kết cấu lúc thép đan sàn bê tông mái không đạt yêu cầu, bên cạnh đó mác bê tông kém chất lượng cũng dẫn đến tình trạng này.
- Do hệ thống thoát nước kém, bị đọng nước lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng này. Nhiều gia đình xử lý chống thấm bằng cách đổ nối bê tông mới vào bê tông cũ, tuy nhiên vị trí khe nối giữa cũ và mới không được thực hiện cẩn thận, như vậy vẫn xảy ra tình trạng thấm trần này.
- Sự chênh lệch nhiệt độ dẫn đến quá trình co ngót bê tông. Các vết nứt do co ngót xảy ra do nước bốc hơi quá nhanh khỏi bề mặt bê tông. Điều này làm cho phần mặt trên của bê tông khô nhanh hơn phần đáy. Quá trình này gây nên những vết rạn nứt nhỏ với kích thước < 0.5 mm.
Vì sao cần chống thấm bê tông?
– Nếu cứ để tình trạng này kéo dài, nước sẽ thấm và lan rộng sang các khu vực xung quanh như tường, ảnh hưởng đến kết cấu tổng thể của ngôi nhà. Ngôi nhà bị thấm quá lâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, lâu ngày gây nguy hiểm cho người dùng.
– Khi trần nhà bị thấm bạn sẽ thấy những vết ố, loang trên bề mặt, mất thẩm mỹ trông rất khó chịu, ảnh hưởng đến vẻ đẹp của toàn bộ ngôi nhà.
– Môi trường ẩm ướt lâu ngày là điều kiện thuận lợi để nấm mốc sinh sôi. Những vết mốc xanh, đen có thể chứa hàng trăm loại vi khuẩn li ti và chúng sẽ có thể phát tán ra không khí, khi hít phải sẽ dẫn đến nhiều bệnh về đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi, nấm da…
Một số phương pháp chống thấm bê tông phổ biến hiện nay
Thấm dột là tình trạng phổ biến thường diễn ra, ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu của công trình. Thép trong bê tông bị rỉ, trương nở thể tích gây nứt bê tông. Chính vì vậy, chống thấm bê tông là yêu cầu bức thiết cần phải khắc phục ngay. Dưới đây là một số phương pháp chống thấm bê tông đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
Sử dụng màng chống thấm tự dính
Bituthene CP là lớp màng chống thấm định hình trước, mềm dẻo, dày 1,5mm bao gồm lớp phủ HDPE polyethylene và hợp chất Cao su Bitument tự dính. Màng Bituthene CP được chế tạo với chất lượng cao sử dụng để chống thấm và bảo vệ bê tông.
Ưu điểm
- Độ bền hóa chất cao, chịu được sự giằng xé, co giãn và chịu được va đập mạnh.
- Bảo vệ bề mặt bên ngoài rất hiệu quả.
- Màng một lớp duy nhất, chắc chắn, thi công đơn giản, tốn ít nhân công.
- Màng dán nguội, tự dính trên bề mặt, chỉ cần trải cuộn ra, mép nối đè lên nhau đảm bảo kín khít liên tục.
Ứng dụng
Bituthene CP dùng để chống thấm và bảo vệ bê tông cho các khu vực: Sàn mái, sân thượng, bãi đỗ xe, tầng hầm, vườn treo, ban công, hồ nước…
Quy trình thực hiện chống thấm
Bước 1: Làm sạch khu vực sàn mái cần chống thấm. Thi công trong điều kiện nhiệt độ từ +10 độ C đến +40 độ C.
Bước 2: Làm khô bề mặt bê tông, không có nước ứ đọng, và bề mặt phải bằng phẳng.
Bước 3: Trải một lột lớp giấy bảo vệ bên ngoài, đặt phía bề mặt có keo tự dính lên trên bề mặt công trình đã làm vệ sinh sạch sẽ. Đè bằng con lăn nhẹ lên bề mặt để đảm bảo kết dính. Trải cuộn theo hàng thẳng và chồng mí lên nhau tối thiểu 40 đến 50mm ở các mối nối để đảm bảo tính kết dính và liên tục của màng phủ.
Sử dụng keo chống thấm
Keo chống thấm được sử dụng rộng rãi cho các ngành công nghiệp và xây dựng. Đặc biệt keo chống thấm được sử dụng cho việc chống thấm các mối nối dáp danh giữa 2 công trình. Xử lý vết nứt mái tôn, xử lý các vết nứt tường cực tốt.
Ưu điểm
Keo chống thấm chuyên dụng có khả năng đàn hồi cao. Nhờ đó, chúng có thể dùng trám bít vết nứt trong thời gian dài. Dưới tác động của thời tiết nóng, lạnh thì chúng có thể giãn nở thay đổi cho thích hợp. Như vậy, sàn mái bê tông sẽ không lo bị rạn nứt, thấm dột vào ngày nắng nóng hay mưa nhiều.
Ứng dụng
Trám bít vết nứt trên bề mặt trần mái nhà bê tông, chống thấm khe nứt trên bề mặt tường nhà.
Quy trình thực hiện chống thấm
Bước 1: Làm sạch bề mặt bê tông trước khi dán.
Bước 2: Xác định chính xác vị trí vết nứt và cắt băng keo chống thấm theo chiều dài của vết nứt.
Bước 3: Thực hiện dán và miết chặt tại vị trí vết nứt vừa dán.
Sử dụng nhựa đường
Nhựa đường là một chất lỏng hay chất bán rắn có độ nhớt cao và có màu đen. Thành phần chủ yếu của nhựa đường là bitum và dầu hắc chống thấm.
Nhựa đường nó có tác dụng bảo vệ các lớp cấu tạo bên dưới nó khỏi tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời như nhiệt và tia tử ngoại và các tác động mạnh khi sử dụng. Lớp chống thấm của nhựa đường có tính dầu không ngấm nước nên có tác dụng chống thấm cho mái nhà và sân thượng tránh bị thấm nước khi trời mưa.
Ưu điểm
- Khả năng bám dính tốt, phù hợp với khí hậu của nước ta.
- Trám bít kín các vết nứt, khe hở tốt.
- Kỹ thuật thi công không đòi hỏi quá khó khăn.
- Giá nhựa đường chống thấm khá hợp lý, tiết kiệm chi phí thi công
- Bền vững, tuổi thọ cao.
Ứng dụng
Sử dụng nhựa đường chống thấm cho những bề mặt lớn, chịu nhiệt độ, chịu ma sát lớn như sân thượng, hầm nhà, móng nhà, mái bằng…
Quy trình thực hiện
Bước 1: Vệ sinh bề mặt chống thấm sạch sẽ. Dùng các thiết bị chuyên dụng như búa sắt, búa băm, búa đục, mũi đục nhọn… để đục sạch các lớp vữa hồ xi măng, bê tông yếu và dư thừa.
Bước 2: Đun sôi nhựa đường, pha thêm dầu DO để gia tăng hiệu quả. Dùng con lăn để quét nhựa đường lên bề mặt (sử dụng 1 lớp lót Asphalt primer (ASTM 41) quét lên mặt sàn đã được vệ sinh sạch sẽ). Phơi nắng trong 24h.
Bước 3: Nghiệm thu.
Sử dụng màng khò nóng
Màng chống thấm khò nóng là màng chống thấm dẻo, được sản xuất từ hỗn hợp dầu bitum và hợp chất polymers APP được chọn lọc (Atactic Poly Propylen), có khả năng chịu nhiệt, chống tia tử ngoại UV và khả năng chống thấm cao.
Ưu điểm
- Khả năng chống thấm cao, ngay cả với môi trường áp suất hơi nước lớn.
- Khả năng chịu tải lớn và độ đàn hồi cao.
- Có khả năng chịu xé và chịu kéo rất tốt.
Ứng dụng
Nhựa đường thường dùng để chống thấm cho trần và tường.
Quy trình thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
– Bề mặt chống thấm phải sạch, tương đối bằng phẳng, đục bỏ những phần thừa và trám vá lại những phần lõm.
Lưu ý: Với trường hợp các sàn bê tông là sàn lệch như khu WC, sênô,… thì ngoài phần gờ hông bê tông giật cấp, phần gờ hông chân tường bao xây gạch tô vữa ngay bên trên sẽ được xử lý gia cố chống thấm cao thêm tối thiểu 200mm. Điều này để tránh nước thấm loang chân tường sử dụng thực tế sau này.
– Phơi khô tự nhiên mặt bê tông hoặc dùng dụng cụ thổi khô khi cần thiết.
Bước 2: Sơn lót bề mặt
Tiến hành quét lớp lót Primer gốc bitum lên bề mặt sàn một lớp mỏng để tăng cường độ bám dính cho tấm trải trước khi dán.
Bước 3: Khò màng
Đặt các tấm màng vào vị trí cần chống thấm để chuẩn bị dán và chuẩn bị các dụng cụ đèn khò thổi lên các tấm trải. Kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi khò dán. Bảo đảm bề mặt khò của màng phải được úp xuống dưới.
Sau đó dùng đèn khò khò nóng bề mặt bê tông và bề mặt màng chống thấm làm cho chất bitum trên bề mặt màng tan chảy dính vào bề mặt kết cấu đã được vệ sinh. Tránh dùng lửa quá lớn đặc biệt là trong thời gian dài, ở các khu vực gần các đường ống, hộp kỹ thuật, đường điện…
Bước 4: Chồng mép
Điều chỉnh màng cho chuẩn theo quy trình, khò cả 2 lớp màng trên dưới tại khu vực chồng mí. Đến khi phần bitum chảy thành những dòng có độ bóng, dùng bay miết để tạo sự liên kết tốt nhất.
Bước 6: Ngâm thử nước và nghiệm thu công trình
Phần chống thấm sau khi hoàn thành sẽ phải quây lại. Bơm nước vào đó ít nhất 24h trước khi bàn giao công trình.
Sử dụng Sika Latex
Sika Latex là nhũ tương cao su tổng hợp gốc butadien cải tiến dùng trộn với xi măng, vữa xi măng cát để chống thấm và gia tăng tính kết nối.
Ưu điểm
- Có độ kết dính rất tốt, tính đàn hồi cực cao, đảm bảo không bị co ngót hay nhăn nhúm
- Tuyệt đối an toàn cho người thi công bởi không chứa hóa chất độc hại.
- Chống thấm Sika Latex có thể tồn tại trong mọi điều kiện của môi trường, kể cả những môi trường khắc nghiệt, môi trường có tính kiềm cao.
- Có khả năng ngăn ngừa việc hình thành các vết rạn nứt.
Ứng dụng
Sử dụng được cho nhiều loại bề mặt: sàn bê tông, trần nhà, tường, tầng hầm, thang máy…
Quy trình thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt chống thấm
- Cần làm sạch bề mặt chống thấm, loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, vôi vữa, các tạp chất
- Cung cấp nước để bề mặt hút nước đến tình trạng bão hòa. Tuyệt đối không được cung cấp quá nhiều nước kẻo đọng ứ, không thể thi công
Bước 2: Thi công theo quy trình chống thấm Sika Latex
Tạo lớp trộn theo tỉ lệ 1 lít Latex + 1 lít nước + 4kg xi măng = hồ dầu kết nối, phần hồ dầu kết nối trên có thể phủ khoảng 4m2.
Dùng chổi hoặc bay trá hỗn hợp trên lên bề mặt cần chống thấm sao cho đều và phủ kín toàn bộ, không để lại lỗ kim.
Đợi lớp thứ nhất khô, quét tiếp lớp thứ 2, mỗi lớp dày khoảng 1mm.
Bước 3: Nghiệm thu
Sau khi 2 lớp đều đã khô, thực hiện phun nước và ngâm khoảng 24h để xác định độ chống thấm. Nếu bề mặt còn thấm nước thì thực hiện lại bước 2, hoàn thiện lại lớp chống thấm đều trên toàn bộ bề mặt công trình.
Tổng kết
Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng bê tông xuất hiện nhiều vết rạn chân chim, bị ngả màu, ố vàng và tìm ra được phương pháp chống thấm bê tông hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí.
Bài viết mới cập nhật
Màng chống thấm HDPE là gì? Ứng dụng và phương pháp thi công
Màng chống thấm HDPE là một loại vật liệu chống thấm ...
Top 9 loại Sika chống thấm tốt nhất hiện nay và cách sử dụng
Chống thấm là hạng mục vô cùng quan trọng khi thi ...
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh đúng kỹ thuật, hiệu quả
Với đặc thù thường xuyên ẩm ướt do phải tiếp xúc ...
Cách chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả từ chuyên gia
Bên cạnh tầng hầm, sân thượng, bể nước, nhà vệ sinh,…thì ...