Hiện nay, màng khò chống thấm đang là giải pháp chống thấm được rất nhiều nhà thầu và gia chủ quan tâm. Vậy màng khò chống thấm là gì? Ưu điểm và cách thức thi công loại vật liệu này ra sao? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm chi tiết.
Màng khò chống thấm là gì?
Màng khò chống thấm là một loại vật liệu xây dựng được sản xuất từ hỗn hợp có chứa nhiều bitum và hợp chất polymers APP nhằm mục đích phục vụ thi công chống thấm cho các công trình. Tên gọi “màng khò chống thấm” xuất phát từ cách thi công của loại vật liệu này.
Mặc dù, có đặc tính nóng chảy khi hơ nóng bằng khò nhưng loại màng này có khả năng chịu nhiệt rất tốt sau khi thi công. So với các loại vật liệu chống thấm truyền thống, màng khò chống thấm chỉ mới phổ biến trong vài năm trở lại. Tuy nhiên, nhờ nhiều ưu điểm vượt trội, loại vật liệu này được các nhà thầu lựa chọn cho nhiều công trình lớn.
Một số ưu điểm nổi bật của màng khò chống thấm
Phương pháp chống thấm bằng màng khò sở hữu khá nhiều ưu điểm như:
- Tiết kiệm thời gian thi công: Thông thường, màng khò được sản xuất dưới dạng cuộn hoặc dạng tấm. Người dùng chỉ cần sử dụng tấm màng khò để thi công trực tiếp mà không cần chuẩn bị thêm chất phụ gia và thực hiện công đoạn gia công khác. Nhờ đó, giúp gia chủ tiết kiệm tối đa thời gian thi công.
- Khả năng chống thấm vượt trội: Cấu tạo màng khò chống thấm giống như một chiếc áo mưa với khả năng chống thấm nước cực tốt trong mọi môi trường, bao gồm cả các môi trường có áp suất hơi nước cao.
- Dẻo dai và tính đàn hồi tốt: Loại vật liệu này có khả năng chịu tải rất tốt, ít bị biến dạng trước những tác động của ngoại lực từ bên ngoài. Đồng thời, thích ứng cực kỳ tốt đối với sự thay đổi nhiệt độ.
- Ứng dụng được trong nhiều công trình: Thi công màng khò chống thấm ứng dụng được cho rất nhiều kiểu công trình như WC, trần nhà, hố thang máy, bể bơi,… Có thể thi công cả ở những dạng địa hình phức tạp.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì màng khò chống thấm cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định:
Kỹ thuật thi công phức tạp đòi hỏi đội ngũ nhân công có chuyên môn và kinh nghiệm.
Khi thi công trên những bề mặt không bằng phẳng sẽ làm giảm công năng chống thấm do xuất hiện nhiều điểm chồng mí seno.
Xem thêm: Keo PU Foam chống thấm là gì?
Hướng dẫn thi công màng khò chống thấm đúng kỹ thuật
Hiệu quả chống thấm của màng khò chống thấm phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật thi công. Theo đó, quy trình thi công màng khò chống thấm sẽ bao gồm những bước cơ bản sau đây:
- Bước 1: Trước tiên, các đơn vị thi công phải tiến hành khảo sát công trình để xác định diện tích bề mặt cần chống thấm và đưa ra ước lượng về các nguyên – vật liệu cần thiết.
- Bước 2: Chuẩn màng khò chống thấm và dụng cụ để thi công, quan trọng nhất là khò nóng. Đồng thời, dự kiến về số lượng nhân công cần sử dụng để đảm bảo tiến độ thực hiện nhanh chóng.
- Bước 3: Dọn dẹp và xử lý sạch sẽ bề mặt trước khi thi công bằng các thiết bị dụng cụ chuyên dụng như chổi quét, máy mài, máy thổi bụi. Không để cát, đá, bụi bẩn,…dính lại trên bề mặt làm ảnh hưởng tới chất lượng lớp chống thấm. Nếu có những vết rạn nứt trên bề mặt thì phải trám kín bằng xi măng.
- Bước 4: Tiến hành quét một lớp sơn lót mỏng gốc bitum lên bề mặt thi công nhằm tăng độ bám dính cho màng khò chống thấm.
- Bước 5: Trải đều màng khò lên bề mặt cần thi công và dùng khò gas chuyên dụng để làm chảy lớp bitum bên dưới. Khi cảm thấy, lớp bitum đã chảy đều thì sử dụng con lăn miết chặt khắp các góc trên bề mặt.
- Bước 6: Điều chỉnh và chồng các mép sao cho chuẩn. Miết các góc bằng bay để tạo sự liên kết. Sau đó, chờ vài tiếng để lớp chống thấm khô và cố định. Cuối cùng, ngâm thử nước để kiểm tra độ chống thấm và nghiệm thu công trình.
Lưu ý: Trong quá trình làm nóng chảy bitum bằng khò gas, người thợ cần căn mức lửa thật chuẩn. Nếu lửa quá nhỏ, tấm màng sẽ chảy chậm và không đồng đều. Còn nếu lửa quá to thì lớp màng sẽ có nguy cơ bị thủng gây lãng phí.
Về cơ bản, khả năng chống thấm của màng khò chống thấm được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, quy trình thi công loại vật liệu này khá phức tạp, đòi hỏi đội ngũ thi công giàu kỹ thuật và kinh nghiệm. Vì thế, gia chủ nên tìm kiếm một đơn vị thi công màng khò chống thấm uy tín khi có ý định sử dụng giải pháp chống thấm này.
Bài viết mới cập nhật
Màng chống thấm HDPE là gì? Ứng dụng và phương pháp thi công
Màng chống thấm HDPE là một loại vật liệu chống thấm ...
Top 9 loại Sika chống thấm tốt nhất hiện nay và cách sử dụng
Chống thấm là hạng mục vô cùng quan trọng khi thi ...
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh đúng kỹ thuật, hiệu quả
Với đặc thù thường xuyên ẩm ướt do phải tiếp xúc ...
Cách chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả từ chuyên gia
Bên cạnh tầng hầm, sân thượng, bể nước, nhà vệ sinh,…thì ...