Trần nhà bị nứt là một hiện tượng không hề hiếm gặp. Đặc biệt, đối với những công trình lâu năm, thường xuyên phải chịu tác động của biến đổi khí hậu. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ đem tới cho các bạn 3 cách chống thấm trần nhà bị nứt hiệu quả nhất.
Tại sao phải chống thấm trần nhà bị nứt?
Trần nhà bị nứt không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ của công trình mà còn gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
Nước mưa chảy theo các khe nứt thấm vào trong nhà là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng ẩm mốc. Sinh hoạt lâu trong môi trường ẩm mốc cũng làm sức khỏe con người bị giảm sút, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Mặt khác, yếu tố này cũng tác động làm hỏng nội thất và các vật dụng khác trong nhà.
Không chỉ vậy, nếu vết nứt lớn, nước mưa sẽ nhỏ trực tiếp vào trong nhà khiến nền nhà bị trơn trượt. Điều này cực kỳ nguy hiểm đối với những gia đình có người già và trẻ nhỏ.
Chính vì vậy, trần nhà phải được chống thấm từ thời điểm thi công hoặc khắc phục ngay khi phát hiện các lỗ hổng và vết nứt.
Top 3 cách chống thấm trần nhà bị nứt hiệu quả
Trong xây dựng, có không ít những giải pháp chống thấm trần nhà bị nứt. Tuy nhiên, không phải giải pháp nào cũng hiệu quả và có tính thẩm mỹ cao. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ tổng hợp và hướng dẫn các bạn 3 cách chống thấm tường nhà bị nứt hiệu quả và kinh tế nhất.
Chống thấm trần nhà bị nứt bằng sơn CT-11A
Sơn CT-11A Plus là một trong những sản phẩm sơn chống thấm nổi tiếng của thương hiệu KOVA. Loại sơn này có khả năng bám dính tốt trên nhiều bề mặt, đặc biệt là bê tông và vữa xi măng. Theo thử nghiệm thực tế, độ bền của sơn CT-11A có thể lên tới 15 năm tùy tính chất công trình, ít bị mài mòn bởi thời tiết và chống thấm được cả trong môi trường nước mặn, có độ kiềm cao.
Quy trình thi công chống thấm trần nhà bị nứt bằng sơn CT-11A như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và làm sạch mặt bằng để thi công.
Trước khi công, bạn phải làm sạch mặt bằng. Đây là công đoạn bắt buộc đối với mọi phương pháp thi công chống thấm. Đối với trần nhà bị nứt, bạn cần dọn sạch bụi bẩn, sơn bị bong tróc và trám kín các vết nứt. Thao tác này giúp lớp sơn bám tốt và mịn màng hơn.
- Bước 2: Chuẩn bị hỗn hợp chất liệu thi công.
Trộn đều hỗn hợp chống thấm bao gồm xi măng, nước và sơn CT-11A theo tỷ lệ lần lượt là 1:0.5:1 (tương đương 1 kg xi măng, 0.5l nước và 1kg CT-11A).
- Bước 3: Tiến hành thi công.
Quét từ 2 – 3 lớp chống thấm bằng hỗn hợp trên. Thời gian quét các lớp cách nhau khoảng 6 – 8 giờ.
Lưu ý: Sau khi quét xong lớp chống thấm cuối cùng, bạn khoảng 4 ngày để lớp phủ này khô thì mới tiến hành các giai đoạn thi công tiếp theo.
Xem thêm: Phương pháp chống thấm cổ ống xuyên sàn
Khắc phục trần nhà bị nứt bằng keo chống thấm chuyên dụng
Keo chống thấm chuyên dụng là giải pháp chống thấm tối ưu dành cho tường nhà bị nứt với ưu điểm an toàn, tiết kiệm chi phí. Các bước thi công chống thấm trần nhà bị nứt bằng loại vật liệu này như sau:
- Bước 1: Lựa chọn loại keo chống thấm phù hợp và chuẩn bị các dụng cụ phục vụ việc thi công.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều thương hiệu keo chống thấm nổi tiếng. Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm tiêu biểu như AS – 4001SG, Neomax 820, Silicone, RTV, Acrylic,…
Các dụng cụ cần cho quá trình thi công là bàn chải sắt, chổi, bay, máy đục, máy bài, máy khoan,…quan trọng nhất là máy bơm keo áp lực cao.
- Bước 2: Dùng các dụng cụ đã chuẩn bị để làm sạch bề mặt thi công
Xác định vị trí các vết nứt. Sau đó, làm nhẵn các đường gồ xung quanh vết nứt bằng máy mài. Dùng bàn sắt cọ sạch bề mặt vết nứt và thổi sạch bụi bằng máy hoặc dùng chổi để quét. Tiếp đó, chọn và đánh dấu các vị trí để khoan gắn kim bơm.
- Bước 3: Khoan và lắp đặt kim bơm keo.
Sử dụng máy khoan để khoan tại vị trí đã đánh dấu. Khoảng cách trung bình giữa hai mũi từ 15 – 20cm. Độ sâu của các mũi khoan phải xuyên qua các vết nứt. Sau khi khoan xong thì cố định kim bơm keo vào các lỗ khoan.
- Bước 4: Tiến hành thi công
Tiến hành pha trộn keo và bơm hỗn hợp này vào các vết nứt. Tỷ lệ pha trộn vật liệu có thể khác nhau tùy thuộc vào từng sản phẩm.
Chống thấm trần nhà bị nứt bằng Sika
Cùng với Kova, Sika cũng là một thương hiệu chống thấm được rất nhiều nhà thầu tin dùng. Lớp chống thấm bằng Sika không chỉ có khả năng kháng nước hiệu quả mà còn có độ bền rất cao.
Quy trình chống thấm trần nhà bị nứt bằng Sika bao gồm các bước tương tự như CT-11A. Bên cạnh đó, gia chủ có thể tham khảo thêm hướng dẫn chi tiết từ phía sản xuất.
Nhìn chung, chống thấm trần nhà là một công đoạn khá công phu và phức tạp, đòi hỏi người thi công phải có chuyên môn và kinh nghiệm. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn lựa chọn được cách chống thấm trần nhà bị nứt hiệu quả nhất để giúp căn nhà của bạn luôn bền đẹp với thời gian.
Bài viết mới cập nhật
Màng chống thấm HDPE là gì? Ứng dụng và phương pháp thi công
Màng chống thấm HDPE là một loại vật liệu chống thấm ...
Top 9 loại Sika chống thấm tốt nhất hiện nay và cách sử dụng
Chống thấm là hạng mục vô cùng quan trọng khi thi ...
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh đúng kỹ thuật, hiệu quả
Với đặc thù thường xuyên ẩm ướt do phải tiếp xúc ...
Cách chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả từ chuyên gia
Bên cạnh tầng hầm, sân thượng, bể nước, nhà vệ sinh,…thì ...